Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 12
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 12: Bài ca ngất ngưởng được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh thấy:
- Phong cánh sống của Nguyễn Côn Trứ với tính cánh một nhà nho, và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực.
- Hiểu được đúng nghĩa của khái niệm “ngất ngưởng” để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại.
- Nắm được những tri thức về thể hát nói là thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến ở đầu thế kỉ XIX.
2. Về kĩ năng: Cảm thụ và phân tích thơ
3. Về thái độ: Trân trọng nhân cách, tài năng NCT
II. ĐỒ DÙNG: SGK, SGK, tài liệu tham khảo
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài Khóc Dương Khuê
3. Bài mới: Trong lịch sử văn học VN, người ta thường nói đến chữ Ngông: ngông như Tản Đà, ngông như Nguyễn Tuân và ngông như Nguyễn Công Trứ. Bài học nay chúng ta tìm hiểu về chữ ngông của Nguễn Công Trứ.
Hoạt động Thầy- Trò |
Nội dung |
|
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu Tiểu dẫn Trình bày ngắn gọn những hiểu biết về NCT đã học ở THCS và phần tiểu dẫn? |
I)Tiểu dẫn 1. Tác giả: - Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn, ông xuất thân trong một gia đình nho học, quê Hà Tĩnh. Ông là một tên tuổi lớn, một danh tướng, một nhà kinh tế, một nhà thơ, một tài tử, tài hoa nhưng cuộc đời nhiều thăng trầm, biến cố. 2. Tác phẩm Viết chủ yếu bằng chữ Nôm, thể loại ưa thích: hát nói- ca trù. Ông là người đầu tiên đem đến cho thể loại này nội dung phù hợp với cấu trúc và chức năng của nó. |
|
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản - GV gọi HS đọc văn bản. GV nhận xét và đọc lại - Nhận diện điểm khác biệt của bài thơ đối với những bài thơ em đã học? HS trả lời GV bổ sung: Hát nói: trong bài thơ thường xen 2 hay 4 câu thơ chữ Hán. - HS đọc thêm chú thích SGK |
II) Đọc- Hiểu văn bản. 1. Đọc 2. Xuất xứ: - Viết sau năm 1848, khi về ở ẩn ở Hà Tĩnh. 3. Thể loại: hát – nói - Thuộc thể loại văn hóa dân gian hình thành vào thế kỉ XIX. - Khổ đầu: gồm 4 câu: có tài nên ngất ngưởng - Khổ giữa: gồm 4 câu tiếp theo: có danh về ở ẩn nên ngất ngưởng. - Hai khổ đôi: gồm 8 câu tiếp theo: cuộc sống tài tử phóng túng nên ngất ngưởng. - Khổ xếp: gồm 3 câu cuối: là danh thần nên ngất ngưởng. 4. Giải thích từ khó và điển cố. - Câu 1: Mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào không phải là phận sự của ta. - Câu 7: Đô môn: Kinh đô, giải tổ chi niên: Năm cởi mũ áo, năm cáo quan về hưu. |
|
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Hoạt động nhóm Nhóm 1 Từ ngất ngưởng được xuất hiện mấy lần trong bài thơ? Xác định nghĩa của các từ này qua các văn cảnh đó? Nhóm 2 Nhận xét nghệ thuật có trong 4 câu thơ đầu? Vì sao tác giả biết làm quan là gò bó, mất tự do nhưng vẫn ra làm quan? Nhóm 3 Vì sao NCT cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào trong khổ thơ giữa? Nhóm 4: Điều đáng trân trọng nhất ở con người NCT là gì? Theo em muốn thể hiện phong cách sống và bản lĩnh độc đáo cần có những phẩm chất, năng lực gì? HS thảo luận- trình bày GV bổ sung- chốt (phẩm chất năng lực và trí tuệ nhất định để khẳng định mình> muốn vậy phải rèn luyện phấn đấu kiên trì để có được những năng lực, phẩm chất nhằm đạt được mục tiêu, lý tưởng của mình trong cuộc sống) |
5. Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. * Cảm hứng chủ đạo. - Tập trung vào từ: Ngất ngưởng- xuất hiện 4 lần trong bài thơ -> đó là sự thừa nhận và khẳng định của công luận. - Tác giả đồng nghĩa với tay ngất ngưởng- một con người cao lớn, vượt khỏi xung quanh -> diễn tả một tư thế, một thái độ, một tinh thần, một con người vươn lên trên thế tục, khác người và bất chấp mọi người. - Ngất ngưởng là phong cách sống nhất quán của NCT. Kể cả khi làm quan, ra vào nơi triều đình, và khi đã nghỉ hưu. Tác giả có ý thức rất rõ về tài năng và bản lĩnh của mình. a) khổ đầu - nghệ thuật đối: Phận sự >< cảnh ngộ. - Ông Hi Văn: tự xưng, kiêu hãnh và tự hào. - Tài năng: thi Hương đỗ giải Nguyên (thủ khoa), làm quan võ (tham tán), làm quan văn(tổng đốc) có tài thao lược -> trở nên ngất ngưởng khác thiên hạ. - Làm quan là phương tiện để ông thực hiện tài năng và hoài bão của mình, đồng thời để trọn nghĩa vua tôi b) Khổ thơ giữa: - Khẳng định mình là người có tài: + Thủ khoa, tham tán, Tổng đốc Đông. + Tài thao lược + Lúc loạn giúp nước, lúc bình giúp vua. - Nay về ở ẩn có quan niệm sống khác người: + Không cưỡi ngựa mà cưỡi bò, đeo đạc ngựa. + Lấy mo cau buộc vào đuôi bò để che miệng thế gian. -> Cách sống tôn trọng cá tính, không uốn mình theo dư luận. c) Hai khổ đôi - Cách sống ngất ngưởng: khác đời, khác người. + Xưa là danh tướng, nay từ bi, hiền lành. + vãn cảnh chùa đem cô hầu đi theo> Bụt phải nực cười hay thiên hạ cười, hay Hi Văn tự cười mình? + không quan tâm đến chuyện được mất. + bỏ ngoìa tai mọi chuyện khen, chê. + sống thảnh thơi vui thú, sống trong sạch, thanh cao và ngất ngưởng. - Cách ngắt nhịp: 2/2/2/; 2/2//3, nghệ thuật hòa thanh bằng trắc, giàu tính nhạc thể hiện phong thái ung dung, yêu đời của tác giả. d) Khổ xếp: - Phường Hàn Phú….Vẹn đạo sơ chung: Tự hào khẳng định mình là một danh thần thủy chung đạo vua tôi. Đĩnh đạc tự xếp mình vào vị thế trong lịch sử. - Kết thúc là một tiếng ông vang lên đĩnh đạc hào hùng. → Phải là con người thực tài, thực danh thì mới trở thành tay ngất ngưởng, ông ngất ngưởng được. Cách sống ngất ngưởng thể hiện chất tài hoa, tài tử. Ngất ngưởng sang trọng. |