Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 11

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ chung với lời nói cá nhân.

Tích hợp với bài Thương vợ, với các bài về thao tác nghị luận.

2. Về kĩ năng: rèn luyện kĩ năng vận dụng ngôn ngữ chung vào những lời nói cụ thể trong giao tiếp hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo

III . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất chung trong ngôn ngữ

3. Bài mới

Hoạt động Thầy- Trò

Nội dung

Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói cá nhân

Em hiểu thế nào là Ngôn ngữ chung?

HS trả lời

GV bổ sung- chốt

Thế nào là lời nói cá nhân?

HS trả lời

GV bổ sung- chốt

Mối quan hệ giữa Ngôn ngữ chung và Lời nói cá nhân là mối quan hệ gì? Tại sao?

HS trả lời

GV bổ sung- chốt

I) Quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói cá nhân

1. Ngôn ngữ chung:

Ngôn ngữ chung bao gồm toàn bộ ngữ liệu và ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… của một ngôn ngữ cụ thể. Nó là cơ sở cho mỗi cá nhân vận dụng để tạo thành những lời nói cụ thể trong giao tiếp hằng ngày.

2. Lời nói cá nhân:

Là kết quả của sự vận dụng ngôn ngữ chung mang đầy đủ các dấu ấn cá nhân vế âm sắc ngữ điệu, cường độ, cao độ… (khi nói) và sở thích, vốn sống, trình độ…(khi viết).

3. Mối quan hệ:

Đây là mối quan hệ hai chiều vì:

- Ngôn ngữ chung là cơ sở sản sinh lời nói cá nhân.

- Lời nói cá nhân là kết quả của việc vận dụng ngôn ngữ chung. Đồng thời nó góp phần làm đa dạng về ngôn ngữ chung.

Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS Luyện tập

GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK.

II) Luyện tập

Bài tập 1:

Trong câu thơ của Nguyễn Du từ nách chỉ góc tường,. Đây là nghĩa chuyển dựa trên cơ sở giống nhau về vị trí trên cơ thể người và trên sự vật.

Bài tập 2:

Đây là hiện tượng nhiều nghĩa của từ “xuân”:

-Trong câu thơ của HXH, xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ sức sống và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.

-Trong câu thơ của Nguyễn Du, xuân (cành xuân) chỉ vẻ đẹp của người con gái trẻ tuổi.

-Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến, xuân (bầu xuân) chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời cũng được dùng với nghĩa chuyển chỉ sức sống dạt dào của tuổi trẻ, tình cảm thắm thiết của bạn bè.

-Trong câu thơ của Hồ Chí Minh, xuân ở dòng 1 dùng với nghĩa gốc chỉ mùa đầu tiên trong một năm, xuân ở dòng 2 được dùng với nghĩa chuyển chỉ sức sống mới, sự tươi đẹp.

Bài tập 3:

-Trong câu thơ của Huy Cận, mặt trời mọc được dùng với nghĩa gốc, nhưng hoạt động “xuống biển” là phép nhân hóa.

-Trong câu thơ của Tố Hữu, mặt trời dùng với nghĩa chuyển chỉ lí tưởng cách mạng. Trong câu thơ của Viễn Phương, mặt trời ở dòng 1 được dùng với nghĩa gốc, nhưng hoạt động đi là phép nhân hóa, mặt trời ở dòng 2 được dùng vời nghĩa chuyển chỉ ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh bất tử, đây là phép ẩn dụ.

-Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm, mặt trời ở dòng 1 được dùng với nghĩa gốc, mặt trời ở dòng 2 được dùng vời nghĩa chuyển chỉ niềm tin, hạnh phúc, ánh sáng của người mẹ, đây là phép ẩn dụ.

Bài tập 4:

- Từ mọn mằn được cá nhân tạo ra dựa trên cơ sở láy lại phụ âm /m/.

- Từ giỏi giắn cũng tương tự như từ mọn mằn.

- Từ nội soi được tạo ra theo mô hình cấu tạo từ: nội vụ, nội trị, ngoại xâm, ngoại nhập.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!