Giáo án môn Hóa học lớp 9 bài 8

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 14 Tháng chín, 2018

Giáo án môn Hóa học lớp 9

Giáo án môn Hóa học lớp 9 bài 8: Thực hành tính chất hóa học của Oxit và Axit được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Thông qua các thí nghiệm thực hành để khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của oxit và axit.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng về thực hành hóa học và làm các bài tập thực hành hóa học.

3. Giáo dục: Giáo dục ý thức cẩn thận tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hóa học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

  • - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, lọ thủy tinh miệng rộng, môi sắt.
  • - Hóa chất: CaO, H2O, dd HCl, dd Na2SO4, dd NaCl, quì tím, dd BaCl2

2. Học sinh: Xem lại kiến thức, chậu nước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Không kiểm tra.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Yêu cầu thực hành (5 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Giáo viên giới thiệu một số dụng cụ thường gặp như ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm.

- Giáo viên giới thiệu với HS một số ký hiệu nhã đặc biệt ghi trên các lọ hóa chất: độc, dễ nổ, dễ cháy.

- Giáo viên giới thiệu 1 số thao tác cơ bản như lấy hóa chất (bột, lỏng) từ lọ vào ống nghiệm, châm và tắt đèn cồn, đun hóa chất lỏng đựng trong ống nghiệm.

? Nêu tính chất hóa học của oxit bazơ

? Nêu tính chất hóa học của oxit axit

? Nêu tính chất hóa học của axit

- Học phần phụ lục 1 trong sách giáo khoa: (qui tắc an toàn trong PTN)

- HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi

Hoạt động 2: Tiến trình thực hành (25 phút)

1Tính chất hóa học của oxit:

a. Thí nghiệm 1: Phản ứng của CaO với H2O

GV: Hướng dẫn HS các bước làm thí nghiệm:

- Cho 1 mẩu CaO vào ống nghiệm

- Nhỏ 1 -2 ml dd HCl vào ống nghiệm

- Quan sát và nêu nhận xét hiện tượng

HS : Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm

? Thử dd sau phản ứng bằng quì tím hoặc phenolftalein màu của thuốc thử thay đổi như thế naò?

? Viết PTHH

b.Thí nghiệm 2: Phản ứng của P2O5 với H2O

GV: Hướng dẫn các bước làm thí nghiệm

- Đốt một ít P2O5 (bằng hạt đậu) vào bình thủy tinh miệng rộng

- Cho 3 ml H2O vào bình, đậy nút, lắc nhẹ.

- Thử dd bằng quì tím

- Nhận xét, kết luận về tính chất hóa học của P2O5 . Viết PTHH

2 . Nhận biết các dung dịch:

Thí nghiệm 3: Có 3 lọ mất nhãn đựng một trong 3 dd là: H2SO4;HCl; Na2SO4. Hãy tiến hành các thí nghiệm nhận biết các lọ:

GV: Hướng dẫn cách làm: Phân biệt các chất phải dựa vào tính chất hóa học khác nhau của chúng

? Vậy 3 chất trên có những tính chất khác nhau như thế nào?

GV: Đưa ra sơ đồ nhận biết

H2SO4

HCl

Na2SO4

Quì tím

Đỏ

Đỏ

Tím nhận biết tách được

BaCl2

Có kết tủa

Không có kết tủa

GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm

HS các nhóm báo cáo kết quả thực hành

1.Tính chất hoá học của oxit

1.Thí nghiệm 1: Phản ứng của CaO với H2O

- Thí nghiệm

- Hiện tượng

- Kết quả - phương trình

2.Thí nghiệm 2: Phản ứng của P2O5 với H2O

2 . Nhận biết các dung dịch:

Thí nghiệm 3: Có 3 lọ mất nhãn đựng một trong 3 dd là: H2SO4;HCl; Na2SO4

- học sinh:

Cách tiến hành:

- Ghi số thứ tự 1,2,3 cho mỗi lọ ban đầu

- Lấy ở mỗi lọ 1 giọt dd nhỏ vào mẩu giấy quì tím

+ nếu Quì tím không đổi mầu thì lọ đựng Na2SO4

+ Nếu quì tím chuyển màu đỏ thì lọ … và lọ … đựng HCl và H2SO4

Lấy 1ml dd axit đựng trong mỗi lọ vào ống nghiệm (Ghi thứ tự giống thứ tự ban đầu). Nhỏ 1 -3 giọt BaCl2 vào mỗi ống nghiệm

+ Nếu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì lọ ban đầu có STT … là ddH2SO4

+ Nếu ống nghiệm nào không xuất hiện kết tủa trắng thì lọ ban đầu có STT … là

dd HCl

14 Tháng chín, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!