Giáo án môn Đạo đức lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (Trọn bộ cả năm)
Giáo án lớp 1 môn Đạo Đức
Giáo án môn Đạo Đức lớp 1 bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1 môn Đạo Đức, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và dùng máy tính để tải về.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 1, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 1 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 1. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Chủ đề 1: THỰC HIỆN NỘI QUI TRƯỜNG LỚP
Bài 1: TRƯỜNG HỌC MỚI CỦA TÔI
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- HS Nêu được những hoạt động mới của HS trong nhà trường.
- HS Thực hiện được một số hoạt động chung ở trường theo nội quy của trường, lớp.
- Thể hiện được tình cảm yêu quý trường học qua những việc làm cụ thể giữ trường, lớp sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Phiếu học tập, phiếu đánh giá
- HS: SGK Đạo đức, VBT Đạo đức
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Hoạt động khởi động * HĐ1: Chia sẻ cá nhân MT: HS nêu được những cảm nhận trong ngày đầu tiên đến trường và kể một số khu vực chức năng trong trường
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: + Nêu cảm nhận của em về ngày đầu tiên đến trường?. + Trường học mới của em như thế nào ? + Kể tên những khu vực, phòng học, phòng làm việc của trường mà em biết
- Trò chơi: Ai nhanh Ai đúng + GV Hướng dẫn hs cách chơi
- GV Đánh giá đội thắng, thua và nhận xét tinh thần tham gia của HS
- GVKL Kết luận: Trường học là nơi chúng ta cùng học, cùng chơi. Trong trường có rất nhiều khu vực khác nhau như: Lớp học, phòng làm việc, phòng y tế, khu vực vệ sinh,...
2. Hoạt động hình thành kiến thức * HĐ2: Tìm hiểu những việc cần làm khi tham gia hoạt động ở trường học mới. - MT: HS nêu được những việc cần làm khi tham gia các hoạt động ở trường mới
- Cho HS quan sát tranh trong SGK trang 6,7 và nêu việc làm của bạn trong tranh
- GVKL: Trong tranh có : +Hai bạn HS chào cô giáo +Hai bạn HS chào hỏi nhau - GV giới thiệu cho HS về khu vực lớp học.
- Cho HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi (N2): Nêu những việc em cần làm ở trường ? - GV nhận xét, kết luận.
- GV chia lớp thành các nhóm (N4) Yêu cầu HS thảo luận để xử lý tình huống (mỗi nhóm xử lý 1 tình huống)
- GV nhận xét, tổng kết - KL: Trong trường học có rất nhiều hoạt động mới mà chúng ta phải làm quen như: Chào hỏi thầy, cô giáo; làm quen với các bạn mới; học tập theo tiết học; đi học đều và đúng giờ; trồng và chăm sóc cây,...Chúng ta cần làm tốt các công việc của mình như: Đi học đều và đúng giờ; xếp hàng khi vào lớp; chào hỏi thầy, cô giáo; giúp đỡ bạn bè; hăng hái phát biểu ý kiến trong giờ học |
- HS lên chia sẻ cảm nhận và mô tả cảnh quan trường học của mình (3HS)
- HS theo dõi Cách chơi: + Lấy ngẫu nhiên 2 đội chơi, mỗi đội 5 HS. + Lần lượt bạn thứ nhất của đội 1 kể tên 1 khu vực trong trường, bạn thứ nhất của đội 2 phải nêu được chức năng của khu vực đó. Tiếp theo, bạn thứ 2 của đội 2 lại nêu tên 1 khu vực khác, bạn thứ 2 của đội 1 lại nêu chức năng của khu vực đó, ...Trò chơi cứ như vậy cho đến hết số lượt người chơi. Đội nào không kể hoặc không nói được chức năng thì bị mất lượt chơi của mình.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh trong SGK trang 6,7 và nêu việc làm của bạn trong tranh - HS trả lời (3 HS) - HS, GV nhận xét. - HS theo dõi
- HS hoạt động nhóm đôi - Lần lượt các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung, góp ý.
- HS thảo luận để xử lý tình huống (mỗi nhóm xử lý 1 tình huống) TH1: Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Na đang làm gì ? Nếu là Na em sẽ làm gì ? TH2: Chuyện gì xảy ra với bạn Bin ? Nếu là Bin em sẽ làm gì ? TH3 : Chuyện gì đang xảy ra với Cốm ? Nếu là Cốm em sẽ làm gì ? Các nhóm thực hiện sắm vai xử lý tình huống. Các nhóm khác quan sát, góp ý
- HS theo dõi |
Chủ đề 1: THỰC HIỆN NỘI QUI TRƯỜNG LỚP
Bài 1: TRƯỜNG HỌC MỚI CỦA TÔI
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được những hoạt động mới của HS trong nhà trường.
- Thực hiện được một số hoạt động chung ở trường theo nội quy của trường, lớp.
- Thể hiện được tình cảm yêu quý trường học qua những việc làm cụ thể giữ trường, lớp sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Phiếu học tập, phiếu đánh giá
- HS: SGK Đạo đức, VBT Đạo đức
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Hoạt động thực hành * HĐ3: Sắm vai, xử lý tình huống - MT: HS ứng xử phù hợp khi gặp khó khăn trong môi trường học tập mới - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 2 thảo luận CH khi gặp 1 bạn mới, em rất muốn làm quen với bạn, em sẽ làm gì ?
- KL: Ở trường học mới, chúng ta có thể gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết những điều đó chúng ta có thể: cùng bạn học tập, vui chơi, chia sẻ với thầy cô giáo, nhờ sự giúp đỡ từ người lớn. - GV cho HS thực hành cách làm quen với bạn mới - GV chỉnh sửa các động tác cho HS
2. Hoạt động vận dụng * HĐ4: Làm quen với các bạn trong trường, lớp - MT: HS thực hiện được các kỹ năng làm quen với bạn mới. - GV chia lớp thành 4 nhóm để hoàn thiện bảng so sánh hoạt động của các thành viên trong nhóm. - GV phát phiếu, HS đánh giá theo 3 mức HTT, HT, CCG.
- KL: Có rất cách để làm quen với bạn. HS có thể lựa chọn 1 số cách để làm quen với bạn. Vẫy tay chào bạn, mỉm cười với bạn, gật đầu chào bạn, giới thiệu tên bạn - GV yêu cầu HS tiếp tục thực hiện các HĐ của trường, lớp theo nội quy.
HĐ5: Thực hiện các hoạt động của trường, lớp MT: HS thực hiện, đánh giá được hoạt động của bản thân và các bạn trong việc thực hiện các hoạt động của trường lớp
- GV tổ chức cho HS cùng đọc thơ theo điệu vè và vận động theo điệu vè ở phần ghi nhớ SGK Đạo đức trang 9.
5. Hoạt động mở rộng MT: HS ôn lại được những kiến thức, kỹ năng đã học. Liên hệ và điều chính được những việc làm của bản thân để thực hiện tốt các HĐ ở trường, lớp. - Dặn dò HS : Tiếp tục thực hiện những việc cần làm khi học tập ở trường Tiểu học. Tích cực chào hỏi, làm quen với các thầu cô, bạn bè. - Ở trường học mới, có thể gặp nhiều khó khăn, em nên cùng bạn học tập, vui chơi, chia sẻ với thầy cô giáo, nhờ sự giúp đỡ từ người lớn. |
- HS thảo luận nhóm 2 trao đổi câu hỏi : Khi gặp 1 bạn mới, em rất muốn làm quen với bạn, em sẽ làm gì ? - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. các nhóm khác góp ý, bổ sung
- HS thực hành cách làm quen với bạn mới
- 4 nhóm để hoàn thiện bảng so sánh hoạt động của các thành viên trong nhóm.
- HS đánh giá phiếu theo 3 mức HTT, HT, CCG. - Các nhóm báo cáo kết quả, nêu biện pháp để thực hiện các hoạt động ở trường, lớp tốt hơn
- HS lắng nghe
- HS cùng đọc thơ theo điệu vè và vận động theo điệu vè ở phần ghi nhớ SGK Đạo đức trang 9.
- HS Tiếp tục thực hiện những việc cần làm khi học tập ở trường Tiểu học. Tích cực chào hỏi, làm quen với các thầu cô, bạn bè… |
BÀI 2: NỘI QUY TRƯỜNG LỚP TÔI (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được những biểu hiện đúng nội quy trường, lớp.
- HS nêu được đúng lí do vì sao phải hiện đúng nội quy trường, lớp.Thực hiện đúng nội quy trường, lớp.Nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Thực hiện đúng thái độ đồng tình với hành vi tuân thủ đúng nội quy trường lớp và không đồng tình với hành vi không tuân thủ đúng nội quy trường lớp.
2. Kĩ năng
- Điều chỉnh hành vi qua việc nêu những biểu hiện của việc thực hiện nội quy trường lớp. Đồng tình với hành vi tuân thủ đúng nội quy trường lớp và không đồng tình với hành vi không tuân thủ đúng nội quy trường lớp.
3. Thái độ
- Trách nhiệm tuân thủ nội quy trường lớp và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện nội quy đó.
II. CHUẨN BỊ
- Ti vi, máy tính,phiếu rèn luyện,tranh ảnh
- HS SGK, vở bài tập, bút màu,chì
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
A. Kiểm tra bài cũ - Nêu cảm nhận của em ngày đầu tiên đến lớp. B. Bài mới 1. Khởi động tạo cảm xúc - Cho cả lớp hát bài: Em yêu trường em *Hoạt động 1: Chia sẻ cảm nhận - Mục tiêu:HS nêu được cảm nhận về một số hành vi vi phạm nội quy trường lớp. - Cách tiến hành: a) Gv yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 10 và nêu cảm nhận về hành đọng của các bạn trong tranh.HS thảo luận theo gợi ý sau: + Các bạn trong tranh đang làm gì? +Những việc làm đó đúng hay sai? +Em cảm thấy thế nào về những việc làm sai? b) GV gọi một số nhóm lên nêu cảm nhận
c) GV nhận xét KL:Các bạn trong tranh đang xép hàng nhưng có một số bạn đang đùa nghịch,gây mất trật tự trong hàng.Những bạn đang đùa nghịch trong hàng đã vi phạm nội quy trường, lớp.Bài học hôm nay cô cùng các con học cách thực hiện nội quy trường, lớp.=> Ghi tên bài 2. Kiến tạo tri thức mới * Hoạt động 2: Tìm hiểu những biểu hiện của việc thực hiện nội quy trường lớp - Mục tiêu: HS nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp và nêu được lí do vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.Thẻ hiện được thái độ đòng tình hoặc không đồng tình với những hành vi, việc làm tuân thủ hoặc không tuân thủ nội quy trường, lớp. - Cách tiến hành: a) GV yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi + Các bạn trong tranh đang làm gì? b) Báo cáo kết quả thảo luận. - Mời 3 nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung
c) GV nhận xét KL: + Tranh 1: Bạn nhỏ đị học muộn +Tranh 2: Bạn nhỏ bỏ rác vào thùng. +Tranh 3: Bạn nhỏ đang đạp chân lên tường.Một số bạn khác cổ vũ. +Tranh 4: Hai bạn nhỏ khoanh tay chào cô lao công. d) GV cho HS thảo luận tiếp + Bạn nào trong tranh thực hiện đúng nội quy trường, lớp?
e) GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 * Vì sao cần thực hiện nội quy trường lớp? + Điều gì sẽ xảy ra khi bạn nhỏ đi học muộn? + Nếu bạn nhỏ vứt ác bừa bãi có thể gây hại gì cho nhà trường? + Bạn đạp chân bẩn lên tường gây hại gì cho bức tường?.... h) Các nhóm tình bày ý kiến - Mời 2 nhóm trình bày ý kiến
i) Gv cho HS nêu những biểu hiện của việc thực hiện nội quy trường , lớp. HS quan sát tranh trang 11 và nêu được nội quy
k) GV tổng kết hoạt động: - Việc thực hiện nội quy trường, lớp là trách nhiệm của mỗi HS, giúp HS học tập hiệu quả hơn được thầy cô và bạn bè tôn trọng quý mến,giữ gìn tường, lớp sạch sẽ
3.Luyện tập * Hoạt động 3: Xử lí tình huống - Mục tiêu: HS xử lí được một số tình huống liên quan đến việc thực hiện nội quy trường, lớp. - Cách tiến hành: a) Gv chia nhóm phân công nhiệm vụ từng nhóm b) GV đến hỗ trợ các nhóm phân vai và hướng đẫn những tình huống có cảm xúc của nhân vật VD : Tranh 1:Câu chuyện diễn ra ở đâu? Các bạn trong tranh đang làm gì? Nhận xét gì về việc làm của Bin và Tin?..... Tranh 2: Câu chuyện diễn ra ở đâu?Thây giáo và các bạn trong tranh đang làm gì? Bạn Na nên làm gì? c) Các nhóm lên xử lí tình huống - Mời 2 nhóm lên xử lí tình huống các nhóm khác bổ sung
d) Gv nhận xét kết luận - Tranh 1: nên nhắc nhở bạn giữ trật tự không làm ảnh hưởng đến người khác. - Tranh 2: Không ăn và nhắc nhở bạn cất đồ ăn để giờ ra chơi vì đang học. e) Tổng kết hoạt động: Mỗi chúng ta cần thực hiện đúng và nhắc nhở bạn thực hiện đúng nội quy trường, lớp 4.Vận dụng - Mục tiêu: HS thực hiện được nội quy trường, lớp hằng này và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. - Cách tiến hành: a): GV cho HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi gợi ý: -Kể những việc em đã thực hiện đúng nội quy trường lớp? -Kể những việc em chưa thực hiện đúng nội quy trường lớp? -Khi vi phạm nội quy trường lớp em cảm thấy như thế nào? b) Các nhóm lên chia sẻ - Mời 3 nhóm lên chia sẻ
c) GV phát phiếu rèn luyện thực hiện nội quy trường, lớp d) GV yêu cầu HS theo dõi việc thực hiện nôi quy trường lớp và điền vào bảng theo dõi e) Gv tổng kết hoạt động 5. Củng cố, dặn dò - Ôn lại kiến thức đã học - Cho HS đọc phần ghi nhớ - GV nhận xét, đánh giá tiết học |
- HS nêu cảm nhận của mình
- Cả lớp hát
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi
- HS nói tiếp lên nêu cảm nhận,các nhóm khác bổ sung - HS nhắc lại tên bài học
- Hs làm việc theo nhóm đôi.
- 3 nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung - HS lắng nghe
- HS trả lời các bạn trong tranh 2 và 4 - Hs làm mẫu
- HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi
- 2 nhóm trình bày ý kiến
- HS nhìn và nối tiếp nêu : + Đi học đúng giờ,bỏ rác đúng nơi quy định. +Không vẽ bậy lên tường lớp, lễ phép vói thầy cô và người lơn……..
- Hs lắng nghe
- HS thảo luận nhóm, phân vai
- 2 nhóm lên xử lí tình huống các nhóm khác bổ sung
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs thảo luận câu hỏi
- 3 nhóm lên chia sẻ
- HS theo dõi bản thân rèn luyện thực hiện nội quy trường, lớp
- HS đọc ghi nhớ - VN Chuẩn bị bài 3 |
Tài liệu rất dài. Các bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và ấn vào chữ "Tải về" để tải trọn bộ giáo án cả năm từ bài 1 đến bài 16.
- Giáo án lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục đầy đủ các môn
- Giáo án môn Toán lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án môn Đạo đức lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án môn Mỹ thuật lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
Môn Đạo Đức hệ thống bài học tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống, giáo dục kĩ năng sống; Các bài học được thiết kế rõ ràng theo đường phát triển năng lực, dựa trên các hoạt động giúp HS hình thành hệ thống các chuẩn mực, các nguyên tắc, các giá trị đạo đức, kĩ năng sống; Thiết kế chuỗi hoạt động hướng dẫn HS đi từ cảm xúc đạo đức, phán đoán đạo đức, lựa chọn hành vi đạo đức đến hành động đạo đức; Hướng dẫn HS biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cá nhân, hình thành thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt.
Đạo đức 1 được biên soạn dựa trên sự kế thừa của SGK Đạo đức hiện hành, đồng thời có sự tiếp cận và học hỏi từ việc biên soạn SGK theo định hướng phát triển năng lực. Trong Đạo đức 1, HS là trung tâm của các mối quan hệ giữa bản thân - gia đình - nhà trường. Từ ba mối quan hệ đó, các tác giả xây dựng các bài học theo hướng hoạt động để hình thành phẩm chất, năng lực, kĩ năng cho HS. Tư tưởng chủ đạo của SGK Đạo đức 1 được thể hiện theo triết lí: Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục. Với triết lí này, sách được biên soạn những nội dung và hoạt động học nhằm phát triển 3 năng lực chung được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Ngoài Giáo án môn Đạo Đức lớp 1 bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục trên, các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác của tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để củng cố và nắm chắc kiến thức, đào sâu các dạng bài, giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng. Các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tin Học lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Toán lớp 1 hơn.