Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 21

Admin
Admin 20 Tháng một, 2022

Giáo án lớp 6 môn Âm nhạc sách KNTTVCS

Tìm Đáp Án xin giới thiệu Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 21. Đây là mẫu giáo án giảng dạy môn Âm nhạc lớp 6 bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống", soạn theo mẫu giáo án 5512. Mời quý thầy cô tải về để soạn bài chuẩn bị cho chương trình sách mới.

Lưu ý : Đây chỉ là một phần của Tài liệu. Các thầy cô không thấy nút tải, vui lòng kéo xuống xuống dưới để tải về chi tiết trọn bộ tài liệu.

Giáo án môn Âm nhạc 6 

CHỦ ĐỀ 5: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

Tiết 21 - Âm nhạc thường thức: Tìm hiểu sáo trúc, khèn

- Ôn tập: Bài đọc nhạc số 3

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS hiểu biết sơ lược về đặc điểm, cấu tao 2 loại nhạc cụ dân tộc: Khèn và sáo trúc.

- Đọc chuẩn xác Bài đọc nhạc số 3 kết hợp đánh nhịp và gõ đệm.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- Năng lực đặc thù:

+ Đọc chuẩn xác bài đọc nhạc số 3 kết hợp các hình thức gõ đệm và đánh nhịp 2/4

+ Nhận biết được hình dáng, tên gọi và âm sắc của 2 nhạc cụ dân tộc sáo trúc và khèn khi xem biểu diễn

3. Phẩm chất:

- Quan phần tìm hiểu về khèn và sáo trúc, HS thêm hiểu biết và yêu mến nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Có ý thức giữ gìn, bảo tồn những giá trị mà cha ông đã lưu giữ biết bao đời.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước về sáo trúc, khèn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới

b. Nội dung: HS hình ảnh và nghe âm thanh

c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho Hs xem một vài hình ảnh (qua trình chiếu hoặc tranh ảnh) về một số nhạc cụ dân tộc, HS đoán tên các nhạc cụ (Đàn tơ- rưng, đàn nguyệt, đàn bầu, khèn, sáo, trúc,...)

GV giới thiệu vào bài học.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

* Kiến thức 1: Tìm hiểu về nhạc cụ khèn

a. Mục tiêu: HS nắm được thông tin cơ bản về nhạc cụ khèn và sáo trúc.

b. Nội dung: HS trình bày câu trả lời

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

- GV mở 1-2 đoạn video ngắn hòa tấu nhạc cụ dân tộc, trong đó có sáo trúc về khèn. Dẫn vào bài. Từ hoạt động nghe file âm thanh/ xem video hòa tấu nhạc cụ dân tộc

- GV tổ chức hoạt động nhóm: Từng cá nhân đưa ra thông tin đã chuẩn bị, cùng thảo luận, thống nhất nội dung để cử đại diện trình bày trước lớp

- HS làm theo yêu cầu của giáo viên

- HS nghe/xem một số file âm thanh/ video có biểu diễn khèn/ múa khèn ( khuyến khích sử dụng tư liệu do HS sưu tầm)

- HS lắng nghe các nhóm trình bày, các nhóm nhận xét cho nhau HS lắng nghe các nhóm trình bày, các nhóm nhận xét cho nhau

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức cần ghi nhớ.

+ Khèn là loại nhạc cụ truyền thống độc đáo vùng núi phía Bắc. Khèn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào nơi đây. Khèn được sử dụng trong các ngày lễ tết, lễ hội... Tiếng khèn như linh hồn của người dân, họ có thể thông qua tiếng khèn để gửi gắm, hiện tiếng lòng của mình với bạn tình, với cộng đồng và với thiên nhiên hùng vĩ.

- GV tổ chức hoạt động nhóm: Từng cá nhân đưa ra thông tin đã chuẩn bị, cùng thảo luận, thống nhất nội dung để cử đại diện trình bày trước lớp

- Trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Đặc điểm chung nhất của hai nhạc cụ khèn và sáo trúc: 2 nhạc cụ được làm bằng chất liệu gì? => (tre, trúc); Hình dáng như thế nào? => (hình ống); Tạo ra âm thanh bằng tác động gì?=> (làn hơi)

- HS lắng nghe các nhóm trình bày, các nhóm nhận xét cho nhau.

- HS nghe/xem một số file âm thanh/ video đọc tấu hoặc hòa tầu sáo trúc ( khuyến khích sử dụng tư liệu do HS sưu tầm).

*Cảm nhận âm nhạc: GV gợi mở cho HS cảm nhận những nét đặc sắc trong âm thanh âm sắc của tiếng sáo (du dương, réo rắt, mênh mang dàn trải tạo cảm giác yên bình,...) cũng như âm thanh đặc trưng của tiếng khèn (khè khè, khỏe khoắn, âm vang mạnh mẽ như sức mạnh của những người đàn ông nơi núi rừng hoang dã,...).

- Giáo dục HS ý thức bảo tồn và gìn giữ những nét văn hóa các vùng miền.

1. Nghe âm thanh của khèn và sáo trúc

2. Tìm hiểu nhạc cụ khèn

Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 21

Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 21

3. Tìm hiểu nhạc cụ sáo trúc

Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 21

Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 21

...................

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu, mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo Giáo án môn Toán 6, giáo án môn Văn 6, Giáo án môn Sinh lớp 6,....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm