Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 5 cả năm
Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 5
Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 5 cả năm bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch trong chương trình học lớp 5 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Sau đây mời các thầy cô tham khảo và tải về chi tiết toàn bộ nội dung giáo án trong chương trình học 35 tuần.
TUẦN 1
CHỦ ĐỀ 1: CHÂN DUNG TỰ HỌA
(Thời lượng 2 tiết)
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra đặc điểm riêng, sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt.
- HS hiểu và thể hiện được chân dung tự họa bằng nhiều hình thức và chất liệu khác nhau.
- HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Tranh chân dung khác nhau.
- Giấy vẽ, các vật liệu sưu tầm...
2. Học sinh
- Giấy vẽ A4, đồ dùng học vẽ: Bút màu, gương soi, các vật liệu sưu tầm...
III. Các hoạt động dạy học
- Kiểm tra đồ dùng học tâp.
- Khởi động: Cả lớp hát 1 bài
Tiết 1
GIÁO VIÊN |
HỌC SINH |
1. Tìm hiểu về chân dung - Hướng dẫn HS quan sát hình 1.1 thảo luận tìm hiểu về tranh chân dung qua các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Khuyến khích trao đổi và gợi mở ý tưởng cho HĐ2 => GV chốt ý, bổ sung. - Cho HS xem một số bức tranh vẽ chân dung biểu cảm của hoạ sĩ. 2. Cách thực hiện - Cho HS quan sát hình 1.2a và 1.2b để nắm cách vẽ chân dung. => GV chốt ý, hướng dẫn và minh họa. Dặn dò: Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng. |
Học sinh quan sát, thảo luận cặp đôi. + Chân dung toàn thân, nữa người,.. + Khuôn mặt dạng hình tròn, trái xoan.... + Bộ phận: Mắt, mũi, miệng,.. + Chất liệu: Vẽ, xé dán, đất nặn... - Đại diện nhóm trả lời, cùng hội ý với nhau về chân dung. - Học sinh nêu lại nội dung phần ghi nhớ - Quan sát, lấy cảm hứng - Nêu cách thể hiện. + Quan sát qua gương hoặc nhớ lại. + Xác định bố cục chân dung trên giấy. + Thể hiện đặc điểm từ nét cơ bản đến chi tiết . + Hoàn thiện hình bằng các vật liệu theo ý thích. - Học sinh đọc lại nội dung ghi nhớ. Lắng nghe. |
TUẦN 2
CHỦ ĐỀ 1: CHÂN DUNG TỰ HỌA
(Thời lượng 2 tiết)
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra đặc điểm riêng, sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt.
- HS hiểu và thể hiện được chân dung tự họa bằng nhiều hình thức và chất liệu khác nhau.
- HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Tranh chân dung khác nhau.
- Giấy vẽ, các vật liệu sưu tầm...
2. Học sinh
- Giấy vẽ A4, đồ dùng học vẽ: Bút màu, gương soi, các vật liệu sưu tầm...
III. Các hoạt động dạy học
- Kiểm tra đồ dùng học tâp.
- Khởi động: Cả lớp hát 1 bài
Tiết 2
GIÁO VIÊN |
HỌC SINH |
3. Hướng dẫn thực hành - Cho HS xem một số bài tham khảo về chân dung - Yêu cầu HS vẽ, xé dán hoặc nặn, ghép hình bằng vật liệu có sẵn theo ý thích. => GV gợi ý hướng dẫn, quan sát nhắc nhở. 4. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm - Cho HS trưng bày các sản phẩm khác nhau. - Cho HS nhận xét, nêu cảm nhận bài chân dung. ->GV chốt ý, bổ sung và đánh giá chung tiết học Vận dụng sáng tạo: (0,5') + Tự họa chân dung người thân bằng các vật liệu khác nhau treo vào góc học tập của em. Dặn dò: Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm và Xem trước bài sự liên kết thú vị của các hình khối. |
- Tham khảo - Thực hành cá nhân thể hiện ý tưởng - Trưng bày nhiều sản phẩm khác nhau - Nhiều ý kiến nhận xét, cảm nhận và thảo luận, bình chọn khác nhau Lắng nghe. |
TUẦN 3
CHỦ ĐỀ 2: SỰ LIÊN KẾT THÚ VỊ
CỦA CÁC HÌNH KHỐI
(Thời lượng 3 tiết)
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra và phân biệt và chỉ ra được sự liên kểt các hình khối cơ bản, trên đồ vật,sự vật..
- Biết cách tạo được hình khối ba chiều từ vật liệu dễ tìm và liên kết thành đồ vật, con vật…
- HS giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Các đồ vật có dạng hình khối
- Bài tham khảo, hình mẫu
2. Học sinh
- Giấy A4, chì, màu vẽ, kéo, keo dán,….
- Màu sáp, bút dạ, màu nước,….,một số đồ vật phế thải như lọ hoa, quả, chai,…
III. Các hoạt động dạy học
- Kiểm tra đồ dùng học tâp.
- Khởi động: Cả lớp hát 1 bài
Tiết 1
GIÁO VIÊN |
HỌC SINH |
1. Nhận biết hình dạng của các hình khối - Quan sát hình 2.1thảo luận để tìm hiểu về đặc điểm của các hình khối. => GV chốt ý, bổ sung và phân tích - Cho HS quan sát hình 2.2 cùng chơi trò “ai nhanh ai thắng”. - Phích nước có bao nhiêu hình khối tạo thành? Kể tên các hình khối em biết? => GV chốt ý và hướng dẫn, phân tích. - Cho HS xem tham khảo một số bài hình 2.3 Dặn dò: Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng. |
- Nhìn hình cùng thảo luận nhóm đôi + Hình dáng đặc điểm của từng hình khối cơ bản. - Đại diện vài nhóm trả lời. - Các nhóm chuẩn bị nhìn hình dự đoán nhanh. - 4 hình khối: 2 hình trụ, hình nón cụt, hình cầu. - Nhận biết và phân biệt - Thưởng thức tác phẩm. Lắng nghe. |