Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 3 cả năm

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 3

Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 3 cả năm bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch trong chương trình học lớp 3 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Sau đây mời các thầy cô tham khảo và tải về chi tiết toàn bộ nội dung giáo án trong chương trình học 34 tuần.

TUẦN 1

CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG CHỮ CÁI ĐÁNG YÊU

(Thời lượng 2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

- Nhận ra và nêu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều, vẻ đẹp của chữ trang trí.

- Tạo dáng và trang trí được chữ theo ý thích.

- Giới thiệu và nhận xét nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên

- Tranh ảnh, băng nhạc….

2. Học sinh

- Bút chì, giấy vẽ, bút màu, …..

III. Các hoạt động dạy học

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

- Khởi động: Cả lớp hát 1 bài

Tiết 1

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

1. Tìm hiểu

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh mẫu và thảo luận về chữ nét đều và chữ trang trí.

- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh trả lời

- Chữ nào là chữ nét đều và chữ nào là chữ trang trí?

- Độ dày các nét của chữ nét đều như thế nào?

- Giáo viên cho học sinh nêu nhận xét các chữ trong hình 1.2 và 1.3 và đặt câu hỏi gợi ý

- Chữ nào trang trí bằng nét cong?

- Chữ nào trang trí bằng nét thẳng?

- Chữ nào trang trí bằng những bông hoa?

- Giáo viên tóm lại và bổ sung và cho học sinh đọc ghi nhớ.

- Học sinh quan sát thaỏ luận và trả lời câu hỏi

- Học sinh trả lời

- Học sinh trả lời

- Học sinh nêu nhận xét

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe và đọc ghi nhớ.

2. Cách thực hiện.

- Giáo viên cho học sinh nghe nhạc

- Giáo viên cho học sinh vẽ theo nhóm và vẽ trên giấy A0

- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh vẽ theo nhạc

- Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm lên bảng.

- Giáo viên gợi ý cho học sinh tạo và tìm ra các chữ trang trí.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ và cho học sinh đọc ghi nhớ.

Dặn dò: Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng.

- Học sinh nghe nhạc và thực hiện vẽ theo nhạc trên giấy

- Học sinh vẽ theo nhóm.

- Học sinh nghe nhạc và thực hiện

- Học sinh trưng bày sản phẩm lên bảng

- Học sinh chú ý và lắng nghe.

- Học sinh chú ý và đọc ghi nhớ.

- Lắng nghe.

TUẦN 2

CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG CHỮ CÁI ĐÁNG YÊU

(Thời lượng 2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

- Nhận ra và nêu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều,vẻ đẹp của chữ trang trí.

- Tạo dáng và trang trí được chữ theo ý thích.

- Giới thiệu và nhận xét nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên

- Tranh ảnh, băng nhạc….

2. Học sinh

- Bút chì, giấy vẽ, bút màu, …..

III. Các hoạt động dạy học

- Kiểm tra đồ dùng học tâp.

- Khởi động: Cả lớp hát 1 bài

Tiết 2

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

3. Thực hành.

Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm

- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tạo dáng và trang trí chữ.

* Lưu ý: chọn chữ cái đã tao dáng và trang trí có độ cao,rộng tương đối bằng nhau để ghép thành từ có ý nghĩa và phù hợp với nhau về cách trang trí.

- Học sinh hoạt động nhóm.

- Học sinh lắng nghe và thực hiện.

- Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi em chọn một chữ cái để tạo dáng theo ý thích và cả nhóm ghép các chữ cái tạo thành cụm từ có nghĩa.

4. Trưng bày sản phẩm.

- Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm và đại diện nhóm lên chia sẽ về sản phẩm của nhóm mình.

-Giáo viên tóm lại

5. Nhận xét đánh giá.

- Giáo viên cho học sinh tự đánh giá.

- Giáo viên đánh giá lại và nhận xét tiết hoc.

* Vận dụng sáng tạo.

Em hãy trang trí chữ để làm bưu thiếp. Có thể tạo dáng và trang trí chữ bằng các hình thức và vật liệu khác….

Dặn dò. Về nhà sưu tầm các kiểu chữ trang trí và chuẩn bị cho bài sau.

- Học sinh thực hiện

- Các nhóm trưng bày sản phẩm và đại diện nhóm lên chia sẽ sản phẩm.

- Học sinh tự đánh giá.

-Học sinh lắng nghe.

TUẦN 3

CHỦ ĐỀ 2: MẶT NẠ CON THÚ

(Thời lượng 3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được tên và phân biệt được một số mặt nạ con thú.

- Tạo hình được mặt nạ con thú.

- Giới thiệu và nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên

- Tranh, ảnh, bút dạ, bút sáp chì màu, …

2. Học sinh

- Bút chì, giấy vẽ, bút màu, …

III. Các hoạt động dạy học

- Kiểm tra đồ dùng học tâp.

- Khởi động: Cả lớp hát 1 bài

Tiết 2

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

1. Tìm Hiểu

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và thảo luận để tìm hiểu về vẻ đẹp, hình dáng, chất liệu và sự phong phú đa dạng của các loại mặt nạ con thú.

- Giáo viên đặt câu hỏi học sinh trả lời?

+ Trong hình có mặt nạ của những con thú gì?

+ Hình dáng, đặc điểm mặt nạ của mỗi con thú nào?

+ Có sự đối xứng trong hình dáng của các mặt nạ không?

+ Màu sắc của mặt nạ như thế nào?

+ Mặt nạ được làm bằng chất liệu gì?

- Giáo viên tóm lại và cho học sinh đọc ghi nhớ.

- Học sinh quan sát tranh

- Học sinh trả lời.

- Học sinh chú ý lắng nghe và đọc ghi nhớ.

2. Cách thực hiện

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ.và cách vẽ màu.

- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2.2 để tìm hiểu cách làm mặt nạ con thú.

- Giáo viên cho học sinh xem những mặt nạ mẫu.

- Học sinh chú ý.

- Học sinh quan sát tranh

- Học sinh quan sát

Các bạn tham khảo và tải về bản chi tiết đầy đủ bên dưới.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!