Giáo án Lịch sử 9 bài 25

Admin
Admin 07 Tháng ba, 2018

Giáo án môn Lịch sử 9

Giáo án Lịch sử 9 bài 25 được TimDapAnsưu tầm và chọn lọc. Bài giáo án điện tử lớp 9 này sẽ giúp các thầy cô có thêm tài liệu để soạn bài trước khi lên lớp cũng như giúp các em học sinh hiểu được nguyên nhân dẫn tới bùng nổ chiến tranh ở Việt Nam (lúc đầu ở nửa nước, sau đó trên phạm vi cả nước), quyết định kịp thời phát động kháng chiến toàn quốc.

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Giáo án Lịch sử lớp 9

Giáo án Lịch sử 9 Bài 24

Giáo án Lịch sử 9 bài 26

BÀI 25: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946- 1950) (T1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến Thức: hs hiểu biết về

  • Nguyên nhân dẫn tới bùng nổ chiến tranh ở Việt nam lúc đầu ở nửa nước sau đó trên phạm vi cả nước. Quyết định kịp thời phát động kháng chiến toàn quốc.
  • Đường lối kháng chiến sáng tạo của đảng và của ct hcm là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kỳ. Lực lượng cánh sinh tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
  • Những thắng lợi mở đầu có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trong các mặt trận chính trị, quân sự kinh tế ngoại giao, văn hóa giáo dục, âm mưu và thủ đoạn của thực dân pháp trong những năm đầu của cuộc kháng chiến (1946 - 1950).

2. Tư Tưởng:

- Bồi dưỡng cho Hs lòng yêu nước, tinh thần CM, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào Dân tộc.

3. Kỹ năng:

  • Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích nhận định đánh giá những hoạt động của địch và của ta trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến.
  • Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng tranh ảnh, phân tích bản đồ các chiến dịch và các trận đánh.

II. THIẾT BỊ – TÀI LIỆU

  • Tranh ảnh lược đồ trong Sgk
  • Bản đồ "Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947"

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Trực quan, phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử, so sánh nhận định.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC

1. Tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tại sao ta lại ký hiệp định sơ bộ ngày 6/3 và tạm ước 14/9/46.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài mới: sau khi ký hiệp định và tạm ước là ta đã có một số thuận lợi lên phân tích cực chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Như dự đóan 12/46 kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt bước đầu ta có một số thắng lợi.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC

* Hoạt động 1

Sau Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 thái độ của Pháp ntn?

HS: Dựa vào sgk trả lời

Chứng cứ về việc Pháp bội ước đó?

HS: Trả lời theo phần chữ in nhỏ sgk trang 103

Sau đó chúng làm gì?

HS: 18-12-1946 gửi Tối hậu thư buộc chính phủ ta giải toán lực lượng tự vệ...

GV: Phân tích khẳng định

Trước tình hình đó Đảng ta chủ trương ntn?

GV: Gọi 1 HS đọc đoạn trích lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch

GV: Phân tích lời kêu gọi

Hưởng ứng lời kêu gọi nhân dân cả nước đã làm gì?

GV: Đêm 19-12-1946 kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Kể cho HS nghe chi tiết ngay trong đêm 19-12-1946 ở Hà Nội → Đêm 19-12-1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ

Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta là gì?

GV: Phân tích

GV: Chuyển ý

I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19-12-1946)

1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ

  • Sau Tạm ước 14-9-1946: Pháp tìm mọi cách phá hoại, nhằm tiến hành xâm lược nước ta 1 lần nữa
  • Tối 19-12-1946 Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
  • Hưởng ứng Lời kêu gọi của Người, nhân dân cả nước tích cực tham gia

2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta

Là cuộc chiến tranh nhân dân: Toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm