Giáo án Lịch sử 12 bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 01 Tháng tư, 2016

Giáo án Lịch sử lớp 12

Giáo án Lịch sử 12 bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973) giúp các em dễ dàng biết được cuộc chiến đấu của quân dân ta ở miền Nam đánh bại liến tiếp hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và "Việt Nam hoá chiến tranh"; quân dân ta ở miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ.

Giáo án Lịch sử 12 bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)

Giáo án Lịch sử 12 bài 24: Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước năm 1975

Bài 22: NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHÔNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965 – 1973)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

  • Có những hiểu biết về cuộc chiến đấu của quân dân ta ở miền Nam đánh bại liến tiếp hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và "Việt Nam hoá chiến tranh"; quân dân ta ở miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ; về sự kết hợp ciữa cách mạng hai miền Nam – Bắc.
  • Giữa tiền tuyến và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc; về sự phối hợp chiến đấu giữa ba dân tộc ở Đông Dương chống kẻ thù chung; về những hoạt động lao động sản xuất ở miền Bắc cả trong điều kiện phải chống chiến tranh phá hoại; về những thắng lợi quyết định trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).
  • Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam và trọng trận " Điện Biên Phủ trên không" ở miền Bắc.

2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:

- Bồi dưỡng lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, tình cảm ruột thịt Bắc – Nam, tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc ở Đông Dương, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ cách mạng.

3. Kỹ năng:

  • Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của địch, tinh thần chiến đấu, lao động sản xuất xây dựng miền bắc; tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc ở Đông Dương và ý nghĩa thắng lợi của quân dân ta ở hai miền đất nước.
  • Kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ chiến sự, tranh, ảnh trong SGK.

II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.

  • Ảnh, lược đồ chiến sự trong SGK.
  • Tài liệu tham khảo trong SGV.
  • Tham khảo thêm Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập III (1945 – 2000), NXB Giáo dục xuất bản những năm 1998 – 2004.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ. Nhân dân miền Nam chiến đấu chống "Chiến tranh đặc biệt" như thế nào?

2. Bài mới: Giới thiệu khái quát bài mới.

3. Tiến trình tổ chức dạy - học.

01 Tháng tư, 2016

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm