Giáo án Hóa học 8 bài 10: Hóa trị (Tiết 1)
Giáo án Hóa học 8 bài 10: Hóa trị
Giáo án Hóa học 8 bài 10: Hóa trị (Tiết 1) được trình bày khoa học, chi tiết giúp các em học sinh hiểu được hoá trị là gì? Cách xác định hoá trị của một nguyên tố hoá học và một số nhóm nguyên tử thường gặp. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.
Tuần Ngày soạn:
Tiết 13 Ngày dạy:
Bài 10: HÓA TRỊ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS biết:
- Hóa trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.
- Quy ước: Hóa trị của H là I, hóa trị của O là II; Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hóa trị của H và O.
- Quy tắc hóa trị: trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì:
a.x = b.y (a, b là hóa trị tương ứng của hai nguyên tố A, B)
(Quy tắc hóa trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử)
2. Kỹ năng:
- Tìm được hóa trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tử theo công thức hóa học cụ thể.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần học tập cao, hứng thú với môn học.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại nêu vấn đề.
III. HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY:
1. Ổn định lớp.
2. Giảng bài mới:
a. Vào bài:
- Chúng ta đã biết nguyên tử có khả năng liên kết vơi nhau tạo thành chất. Để biểu thị khả năng liên kết với nhau giữa các nguyên tử người ta đưa ra khái niệm hóa trị. Trong bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về khái niệm hóa trị và cách xác định hóa trị của một nguyên tố.
b. Bài giảng:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1: Cách xác định hóa trị một nguyên tố |
|
- GV đưa ra công thức hóa học các chất: HCl, H2O, NH3, CH4. Yêu cầu HS nhận xét về số lượng nguyên tử H trong phân tử. Rút ra được kết luận gì? - Khả năng kết hợp với nhau của các nguyên tử các nguyên tố để tạo thành phân tử chất được gọi là hóa trị. - Hướng dẫn HS cách xác định hóa trị của Cl, N, C trong ví dụ và một số chất khác: NaO, BaO, NaCl, BaCl2... - GV lấy ví dụ phân tử H2SO4. Yêu cầu HS nhận xét khả năng liên kết của gốc SO4 với H. Rút ra kết luận. - GV lấy thêm ví dụ: HNO3, NaOH, H3PO4... Yêu cầu HS xác định hóa trị. - GV giới thiệu với HS “bài ca hóa trị” để giúp HS dễ nhớ hóa trị các nguyên tố. |
I. CÁCH XÁC ĐỊNH HÓA TRỊ CỦA MỘT NGUYÊN TỐ: - Hóa trị: con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. - Quy ước: + H: hóa trị I + O: hóa trị II |
Hoạt động 2: Quy tắc hóa trị |
|
- GV lấy một phân tử chất trong các ví dụ đã cho, lấy chỉ số nguyên tử các nguyên tố nhân với hóa trị của chúng. Yêu cầu HS nhận xét, rút ra kết luận. |
II. QUY TẮC HÓA TRỊ 1. Quy tắc: - Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. AaxBby a.x = b.y |
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
- Yêu cầu HS làm bài tập 2, 4, 5-SGK.
- Yêu cầu HS về nhà xem trước phần còn lại của bài.
Tham khảo bảng hóa trị các nguyên tố hóa học
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................