Giáo án Hóa học 8 bài 30: Bài thực hành 4

Admin
Admin 22 Tháng chín, 2017

Giáo án Hóa học 8 bài 30

Giáo án Hóa học 8 bài 30: Bài thực hành 4 có nội dung chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em nắm được cách điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm. Đồng thời, rèn kỹ năng làm thí nghiệm; điều chế oxi, thu oxi, oxi tác dụng với một số đơn chất. Hi vọng rằng mẫu giáo án điện tử lớp 8 này sẽ hữu ích cho việc soạn giảng của các thầy cô giáo.

GIÁO ÁN HÓA HỌC LỚP 8

Bài 30: BÀI THỰC HÀNH 4

ĐIỀU CHẾ – THU KHÍ – THỬ TÍNH CHẤT CỦA OXI

I. MỤC TIÊU

  • HS nắm vững nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lý như: ít tan trong nước, nặng hơn không khí; và tính chất hóa học của oxi đặc biệt là tính oxi hóa mạnh.
  • Rèn kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm; điều chế và thu khí oxi vào ống nghiệm, biết cách nhận biết được khí oxi và bước đầu biết tiến hành 1 vài thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất các chất.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

Hóa chất

Dụng cụ

- Thuốc tím (KMnO4)

- Ống nghiệm và giá ống nghiệm.

- KClO3

- Muôi sắt, đèn cồn, que đóm, quẹt diêm.

- MnO2

- Nút cao su, ống dẫn khí, chậu thuỷ tinh.

- S, bột than

- Bình thuỷ tinh (2), bông gòn.

2. Học sinh:

  • Ôn lại bài: tính chất hóa học của oxi.
  • Kẻ bản tường trình vào vở:

STT

Tên thí nghiệm

Hóa chất

Hiện tượng

PTPƯ - Giải thích

01

02

03

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp

GV kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp

2. Kiểm tra bài cũ

GV cho hs tìm hiểu nội dung làm bài thực hành.

3. Vào bài mới

Qua bài học ở bài oxi. Các em đã biết tính chất của oxi. Để điềuchế khí ôxi như thế nào? Và tính chất hoá học ra sao? Tiết học này các em sẽ tìm hiểu qua bài thực hành.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động: Tiến hành thí nghiệm

- HD HS lắp ráp dụng cụ và thu khí oxi.

- Lưu ý HS:

+ Khi điều chế oxi, miệng ống nghiệm phải hơi thấp xuống dưới.

+ Ống dẫn khí đặt gần đáy ống nghiệm thu khí oxi.

+ Dùng đèn cồn đun nóng đều ống nghiệm trước khi đun tập trung vào 1 chỗ.

+ Khi thu oxi bằng cách đẩy nước, cần rút ống dẫn khí ra khỏi chậu nước trước khi tắt đèn cồn.

- Khi thu oxi bằng cách đẩy không khí, theo em làm cách nào để biết không khí trong ống nghiệm đã đầy?

- Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 2:

+ Dùng muôi sắt lấy 1 ít S bột.

+ Đốt muôi sắt chứa S trong không khí và nhanh chóng đưa muôi sắt vào trong lọ chứa khí oxi. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và giải thích?

*Bài tập: Lấy 1 ít hỗn hợp gồm KClO3 và bột than cho vào ống nghiệm dày → đún nóng trên ngọn lửa đèn cồn. Các em hãy quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích?

Gợi ý: Vì CO2 sinh ra cuốn theo các hạt bột than nóng đỏ và muối KCl sinh ra bị cháy với ngọn lửa màu tím → bị đẩy ra khỏi miệng ống nghiệm nên phát sáng rất đẹp.

1. Thí nghiệm 1: điều chế và thu khí oxi.

- Nghe, ghi nhớ cách điều chế và thu khí oxi → Tiến hành thí nghiệm 1.

Phương trình phản ứng:

2KClO3 → 2KCl + O2

2. Thí nghiệm 2: đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong oxi.

- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, chú ý lấy lượng S vừa phải.

- Theo dõi thí nghiệm biểu diễn của GV, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.

S + O2 → SO2

3. Thí nghiệm 3: Đốt sắt trong oxy

3Fe + 2O2 → Fe3O4

IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ

  • GV cho học sinh viết bảng thu kế hoạch của bài thực hành vừa xong theo mẫu.
  • Ôn lại các khái niệm cơ bản và bài tập trong chương 4.

V. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

...........................................................................................................................


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!