Giáo án Hóa học 8 bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro (Tiết 1)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 22 Tháng chín, 2017

Giáo án Hóa học 8 bài 31 (Tiết 1)

Giáo án Hóa học 8 bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro (Tiết 1) với đầy đủ nội dung rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp quý thầy cô có thêm những tư liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy. Thư viện Tìm Đáp Án rất mong bộ sưu tập này sẽ hữu ích cho việc soạn giảng của các thầy cô giáo.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 47: Bài 31. TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO (T1)

KHHH: H NTK: 1

CTHH: H2 PTK: 2

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.
  • Tính chất hóa học của hiđro: tác dụng với oxi.

2. Kĩ năng

  • Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro tác dụng với oxi.
  • Tính được thể tích khí hidro(đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.

3. Thái độ

  • Giúp HS có thái độ yêu thích học bộ môn hoá học.

II. CHUẨN BỊ

GV:

  • Hoá chất: Zn, dd HCl, khí O2.
  • Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh, dây dẫn khí có đầu vót nhọn, đèn cồn, quẹt, kẹp gỗ, ống hút.

HS: Tìm hiểu nội dung tiết học trước khi lên lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP

  • Thảo luận nhóm - trực quan – đàm thoại.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Đặt vấn đề: Em có biết tại sao bong bóng bơm khí gì mà có thể bay lên cao được? Đó là khí hiđro. Vậy, hiđro có tính chất như thế nào?

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1. Tìm hiểu tính chất vật lí

- GV: Hãy cho biết Hidro có KHHH và CTHH như thế nào ?

- NTK và PTK của H2 là bao nhiêu ?

- GV: Hãy quan sát lọ đựng H2 và nhận xét về trạng thái, màu sắc của hiđro.

- GV: Dựa vào khối lượng mol của khí H2 => Em có kết luận gì về tỉ khối của H2 so với không khí ?

- GV: Khí hidro là khí nhẹ nhất vì vậy khí hidro dùng để làm gì?
- GV: 1 lít H2O ở 150C hòa tan được 20 ml khí H2. Vậy H2 là chất tan nhiều hay tan ít trong nước?

- GV: Nhận xét

- HS: KHHH: H

CTHH: H2

- NTK: 1

PTK: 2

- HS: H2 là chất khí, không màu.

- HS: Khí H2 nhẹ hơn không khí.

Giáo án Hóa học 8 bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro (Tiết 1)

=> H2 là chất khí nhẹ nhất trong tất cả các chất khí.

- HS: Khí hidro dùng để bơm vào bong bóng bay, khinh khí cầu.

- HS: 1 lít H2O ở 150C hòa tan được 20 ml khí H2. Vậy H2 là chất tan ít trong nước.

- HS: Lắng nghe.

KHHH: H

CTHH: H2

NTK: 1; PTK: 2

I. Tính chất vật lý

H2 là chất khí không màu, không mùi và không vị.

Tan rất ít trong H2O và nhẹ nhất trong các chất khí.

Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất hoá học của hiđro.

- GV: Làm thí nghiệm điều chế khí hidro.

- GV: Giới thiệu cách thử độ tinh khiết của hidro.

- GV: Làm thí nghiệm đốt cháy hidro trong không khí sau đó đưa vào bình khí O2. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng.

- GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.

- GV: Giới thiệu ứng dụng của phản ứng này là làm đèn xì oxi – hiđro.

- GV: Hỗn hợp khí hidro và oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ rất mạnh nếu trộn khí hiđro với oxi theo tỉ lệ về thể tích Giáo án Hóa học 8 bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro (Tiết 1)

- GV hỏi: Vậy tại sao hỗn hợp hidro và oxi khi cháy lại gây tiếng nổ?

- GV: Làm thế nào để biết dòng khí H2 là tinh khiết để có thể đốt cháy dòng khí đó mà không gây ra tiếng nổ mạnh?

- GV: Nhận xét.

- HS: Quan sát thí nghiệm.

- HS: Nghe giảng và ghi nhớ cách làm của GV.

- HS: Quan sát thí nghiệm và trả lời: Hiđro cháy với ngọn lửa màu xanh và trên thành ống nghiệm có hơi nước.

- HS: Viết PTHH

Giáo án Hóa học 8 bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro (Tiết 1)

- HS: Nghe giảng và ghi nhớ.

- HS: Nghe giảng và ghi nhớ.

- HS: Vì các phân tử H2 tiếp xúc với các phân tử O2. Khi được đốt nóng chúng lập tức tham gia phản ứng. Phản ứng này tỏa nhiều nhiệt. Thể tích H2O mới tạo thành bị giãn nở đột ngột, gây ra sự chấn động không khí, đó là tiếng nổ ta nghe được.

- HS: Thu khí H­2 vào ống nghiệm rồi đốt, nếu chỉ nghe tiếng nổ nhỏ, dòng khí H2 tinh khiết.

- HS: Lắng nghe.

II. Tính chất hoá học

1. Tác dụng với oxi

Giáo án Hóa học 8 bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro (Tiết 1)

=>Hỗn hợp khí hidro và khí oxi là hỗn hợp nổ.

V. CỦNG CỐ

Bài tập 1: Đốt cháy 2,8 lít H2 (đktc) sinh ra H2O.

a. Tính thể tích (đktc) và khối lượng của oxi cần dùng.

b. Tính khối lượng H2O thu được.

Bài tập 2: Tính số gam nước thu được khi cho 8,4 lít khí H2 tác dụng với 2,8 lít khí oxi?

VI. DẶN DÒ

  • Nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh.
  • Bài tập về nhà: 6 SGK/ 109.
  • Chuẩn bị bài “Tiếp phần còn lại của bài 31”.
22 Tháng chín, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!