Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 8: Khoan dung

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 8: Khoan dung được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn GDCD lớp 7 theo CV 5512

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là khoan dung, nêu được ý nghĩa của khoan dung .

- Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung.

2. Kĩ năng: Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh.

3. Thái độ: Khoan dung độ lượng với mọi người; phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người.

4. Năng lực: NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy phê phán.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Bài soạn + SGK, SGV 7

Học sinh: Chuẩn bị bài + SGK 7

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về khoan dung

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động chung cả lớp, cá nhân

Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

Cho tình huống: Hoa và Hà học cùng trường nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi được bạn bè yêu mến. Hà ghen tức và hay nói xấu Hoa với mọi người. Nếu là Hoa em sẽ xử sự ntn đối với Hà?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: hiểu biết của hs

*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện đọc.

1. Mục tiêu: Hs hiểu được nội dung câu truyện.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân.

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV gọi HS đọc truyện (phân vai).

- Dẫn truyện.

- Khôi.

- Cô Vân.

1. GV: Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo ntn?

2. GV: Cô giáo Vân đã xử sự ntn trước thái độ của Khôi?

3. GV: Vì sao bạn Khôi lại xin lỗi cô và có cách nhìn khác về cô?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

1. HS: - Lúc đầu: đứng dậy nói to.

- Về sau: chứng kiến cô tập viết, cúi đầu rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn, xin cô tha lỗi.

2. HS: - Cô đứng lặng người, mắt chớp, mặt đỏ rồi tái dần, rơi phấn, xin lỗi học sinh.

+ Cô tập viết.

+ Tha lỗi cho học sinh.

3 .HS:- Vì Khôi đã chứng kiến cảnh cô tập viết. Biết được nguyên nhân vì sao cô viết khó khăn như vậy.

hồ.

*Báo cáo kết quả: nhóm báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV: Em có nhận xét gì về cách xử sự và thái độ của cô giáo Vân?

HS: - Kiên trì, có tấm lòng khoan dung độ lượng.

GV: Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên?

HS: - Không nên vội vàng , định kiến khi nhận xét người khác.

- Cần biết chấp nhận, tha thứ cho người khác.

GV: Theo em, đặc điểm của lòng khoan dung là gì?

HS: - Biết lắng nghe để hiểu người khác.

- Biết tha thứ cho người khác.

- Không chấp nhặt , không thô bạo.

- Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác.

GV: Kết luận.

Thảo luận nhóm

N1: Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác?

HS: N1: Vì như vậy mới không hiểu lầm, không gây sự bất hòa, không đối xử nghiệt ngã với nhau.

Sống chân thành cởi mở, đây chính là bước đầu hướng tời lòng khoan dung.

N2: Làm thế nào để có thể hợp tác nhiều hơn với các bạn trong việc thực hiện nhiệm vụ ở lớp, trường?

HS: N2: Tin vào bạn, chân thành cởi mở, không ghen ghét, định kiến.

Đoàn kết thân ái với bạn.

N3: Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm hoặc xung đột?

HS: N3: Phải ngăn cản, tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, tạo điều kiện, giảng hòa.

N4: Khi bạn có khuyết điểm ta nên xử sự ntn?

HS: N4: Tìm nguyên nhân, thuyết phục, giải thích, góp ý với bạn.

Tha thứ, thông cảm với bạn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm ,biểu hiện của khoan dung.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm

- Hoạt động cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Khoan dung là gì?

Hãy nêu biểu hiện của khoan dung?

GV: Trái với khoan dung là gì? Ví dụ?

GV: Hãy nêu ý nghĩa của khoan dung trong cuộc sống hàng ngày?

GV: Là HS chúng ta cần rèn luyện lòng khoan dung ntn?

GV: Yêu cầu HS giải thích câu:

“Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”.

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

1.Truyện đọc

Hãy tha lỗi cho em

2. Nội dung bài học

a.Khoan dung:

- Rộng lòng tha thứ.

* / Biểu hiện: tôn trọng, thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

*/Trái với khoan dung: chấp nhặt, thô bạo, định kiến, hẹp hòi...

c. Ý nghĩa:

- Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy .

- Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống trở nên lành mạnh, dễ chịu.

c. Cách rèn luyện:

- Sống cởi mở, gần gũi với mọi người .

- Cư xử chân thành, rộng lượng.

- Biết tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen của người khác.

Khi người đã biết lỗi và sửa lỗi thì ta nên tha thứ, chấp nhận, đối xử tử tế.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

Gv hướng dẫn hs làm Bài a (SGK)

HS: Tự làm

Bài b (SGK)

Hs xác định yêu cầu bạn tập và trình bày

Bài c, d (SGK)

HS: Cho học sinh tự đặt mình vào tình huống để giải quyết vấn đề.

GV: Nhận xét, cho điểm.

3. Bài tập.

Bài a. HS kể.

Bài b. Đáp án: 1, 3 , 5, 7 thể hiện lòng khoan dung.Vì đó là những biểu hiện biết tôn trọng, lắng nghe, biết chia sẻ để người khác tiến bộ

Bài c. Đáp án:

Lan không độ lượng, khoan dung với việc làm vô ý của Hằng.

Bài d. Là Trung em sẽ đứng dậy và nhắc nhở bạn gái đó đi đứng cẩn thận hơn phải nhìn trước và sau đừng để xảy ra việc như vậy làm tớ bẩn hết áo rồi đấy.

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống trong thực tiễn

Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, vấn đáp, thuyết trình…

Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên đánh giá

Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

Gv tổ chức cho hs chơi trò tiếp sức:

Em hãy nêu việc làm thể hiện lòng khoan dung của mình hoặc người thân trong cuộc sống. Từ đó có suy nghĩ gì về việc làm đó?

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: hs trả lời

*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Tìm câu ca dao hay tục ngữ hoặc kể tấm gương về lòng khoan dung trong cuộc sống đời thường.

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Giáo án môn GDCD lớp 7

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là khoan dung, vai trò của khoan dung và cách rèn luyện bổn phận khoan dung.

2. Kĩ năng: HS biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người, sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn.

3. Thái độ: HS biết quan tâm và trân trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến, hẹp hòi.

II. Chuẩn bị:

  • Giáo viên: Bài soạn + SGK, SGV 7
  • Học sinh: Bài cũ + bài soạn + SGK 7

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Hãy kể 1 việc làm thể hiện sự đoàn kết tương trợ của em đối với bạn hoặc người xung quanh.
  • Thế nào là đoàn kết, tương trợ? Ý nghĩa?

3. Bài mới.

Đặt vấn đề:

Hoa và Hà học cùng trường nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi được bạn bè yêu mến. Hà ghen tức và hay nói xấu Hoa với mọi người. Nếu là Hoa em sẽ xử sự ntn đối với Hà?

Triển khai bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

*Hoạt động 1:

Khai thác nội dung truyện đọc.

GV: Gọi HS đọc truyện (phân vai).

- Dẫn truyện.

- Khôi.

- Cô Vân.

GV: Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo ntn?

HS:

GV: Cô giáo Vân đã xử sự ntn trước thái độ của Khôi?

HS:

GV: Vì sao bạn Khôi lại xin lỗi cô và có cách nhìn khác về cô?

HS:

GV: Em có nhận xét gì về cách xử sự và thái độ của cô giáo Vân?

HS:

GV: Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên?

HS:

GV: Theo em, đặc điểm của lòng khoan dung là gì?

HS:

GV: Kết luận.

*Hoạt động 2

Thảo luận nhóm

N1: Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác?

HS:

N2: Làm thế nào để có thể hợp tác nhiều hơn với các bạn trong việc thực hiện nhiệm vụ ở lớp, trường?

HS:

N3: Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm hoặc xung đột?

HS:

N4: Khi bạn có khuyết điểm ta nên xử sự ntn?

GV: Kết luận.

*Hoạt động 3

Tìm hiểu nội dung bài học.

GV: Khoan dung là gì?

HS:

GV: Trái với khoan dung là gì? Ví dụ?

HS:

GV: Hãy nêu ý nghĩa của khoan dung trong cuộc sống hàng ngày?

HS:

GV: Là HS chúng ta cần phải rèn luyện lòng khoan dung ntn?

HS:

GV: Yêu cầu HS giải thích câu:

“Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”.

GV Chốt lại vấn đề.

* Hoạt động 4

Luyện tập

Bài a (SGK)

HS:

Bài b (SGK)

HS:

Bài c (SGK)

HS:

GV: Nhận xét, cho điểm.

I. Truyện đọc

- Lúc đầu: đứng dậy nói to.

- Về sau: chứng kiến cô tập viết, cúi đầu rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn, xin cô tha lỗi.

- Cô đứng lặng người, mắt chớp, mặt đỏ rồi tái dần, rơi phấn, xin lỗi học sinh.

+ Cô tập viết.

+ Tha lỗi cho học sinh.

-Vì Khôi đã chứng kiến cảnh cô tập viết. Biết được nguyên nhân vì sao cô viết khó khăn như vậy.

- Kiên trì, có tấm lòng khoan dung độ lượng.

- Không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét người khác.

- Cần biết chấp nhận, tha thứ cho người khác.

- Biết lắng nghe để hiểu người khác.

- Biết tha thứ cho người khác.

- Không chấp nhặt, không thô bạo.

- Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác.

N1: Vì như vậy mới không hiểu lầm, không gây sự bất hòa, không đối xử nghiệt ngã với nhau.

Sống chân thành cởi mở, đây chính là bước đầu hướng tời lòng khoan dung.

N2: Tin vào bạn, chân thành cởi mở, không ghen ghét, định kiến.

Đoàn kết thân ái với bạn.

N3: Phải ngăn cản, tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, tạo điều kiện, giảng hòa.

N4: Tìm nguyên nhân, thuyết phục, giải thích, góp ý với bạn.

Tha thứ, thông cảm với bạn.

II. Nội dung bài học

1. Khoan dung là gì?

- Rộng lòng tha thứ, tôn trọng, thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

* Trái với khoan dung: chấp nhặt, thô bạo, định kiến, hẹp hòi...

2. Ý nghĩa:

- Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy .

- Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống trở nên lành mạnh, dễ chịu.

3. Cách rèn luyện:

- Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.

- Cư xử chân thành, rộng lượng.

- Biết tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen của người khác.

Khi người đã biết lỗi và sửa lỗi thì ta nên tha thứ, chấp nhận, đối xử tử tế.

III. Bài tập.

Bài a. HS kể.

Bài b. Đáp án: 1, 3, 5, 7 thể hiện lòng khoan dung.

Bài c. Đáp án:

Lan không độ lượng, khoan dung với việc làm vô ý của Hằng.

4. Cũng cố: Trái với khoan dung là gì?

5. Dặn dò:

  • Học bài, làm bài tập d SGK/26.
  • Xem trước nội dung bài "xây dựng gia đình văn hoá".
  • Chuẩn bị các tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương ta.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 8: Khoan dung theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!