Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 3: Tự trọng

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 3: Tự trọng được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn GDCD lớp 7 theo CV 5512

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là tự trọng, biểu hiện và ý nghĩa của nó.

2. Kĩ năng: HS biết đánh giá các hành vi của bản thân và của người khác biết học tập những tấm gương về lòng tự trọng.

3. Thái độ: HS có ý thức và nhu cầu rèn luyện tính tự trọng.

4. Năng lực: NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy phê phán.

II. Chuẩn bị:

GV: KHBH, SGK, SGV, SBT GDCD 7.

HS: Xem trước nội dung bài học.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

A.  HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về đức tính tự trọng

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Đóng vai

Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- GV yêu cầu hs đóng vai tình huống sau:

Giờ tan học Lan và Mai sau khi trực nhật lớp ra về, tới cổng Lan nhặt được tờ 100.000đ reo lên sung sướng. Lan rủ Mai đi ăn chè nhưng Mai từ chối và nói với Lan là Mai đem tiền cho nhà trường tìm người bị mất để trả lại. Lan úi sùi giận dỗi bỏ đi trước.

Em sẽ xử lí như thế nào trong tình huống này?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: ý kiến của hs

*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

GV: Việc làm của Lan chưa trung thực nếu lấy tiền của người khác tiêu một cách vô tư điều đó ảnh hướng tới nhân cách của mình khi biết người khác chê cười coi thường. Chính vì vậy ta cần phải biết coi trọng danh dự nhân phẩm của mình bài học hôm nay cho các em hiểu được điều đó.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc/sgk

1. Mục tiêu: Hs hiểu được đức tính tự trọng trong cuộc sống.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm cặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Gọi HS đọc truyện (phân vai)

Lời dẫn; Ông giáo; Rô – Be; Sác - Lây

GV: Nêu câu hỏi:

1. Hãy nêu hành động của Rô-be qua câu chuyện trên?

2. Vì sao Rô-Be lại làm như vậy?

3. Em có nhận xét gì về hành động của Rô-be?

4. Hành động của Rô-be đã tác động đến tình cảm tác giả như thế nào?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm

1.-Là em bé nghèo khổ đi bán diêm

-Cầm đồng tiền vàng đổi lấy tiền lẻ trả cho người mua diêm

-Khi bị chẹt xe nhưng Rô-be vẫn nhờ em mình trả lại tiền cho khách

2. Muốn giữ đúng lời hứa của mình

Không muốn người khác nghĩ mình nghèo, nói dối, ăn cắp tiền.

3.-Không muốn bị coi thường, danh dự bị xúc phạm, mất lòng tin.

-Có ý thức trách nhiệm cao

-Giữ đúng lời hứa

-Tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.

-Tâm hồn cao thượng tuy cuộc sống rất nghèo.

4. Hành động đó đã làm thay đổi tình cảm của tác giả. Từ chỗ nghi ngờ, không tin, sững sờ tim se lại vì hối hận..

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV: Việc làm của Rô-be thể hiện đức tính gì? Thể hiện tính Tự trọng

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm, ý nghĩa của đức tính tự trọng.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp 2 nhóm cho HS thảo luận

Nhóm 1. Tìm hành vi biểu hiện tính Tự trọng trong thực tế?

Nhóm 2. Tìm hành vi không biểu hiện tính Tự trọng trong thực tế?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm:

1. - Không quay cóp trong khi thi.

- Giữ đúng lời hứa.

- Dũng cảm nhận lỗi.

2. - Sai hẹn.

- Sống buông thả.

- Nịnh bợ, luồn cúi

- Trốn tránh trách nhiệm

*Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

GV: Lòng Tự trọng có ý nghĩa ntn đối với cá nhân, gia đình, xã hội?

GV: Tổng kết rút ra nội dung bài học.

GV: Thế nào là Tự trọng?

GV Kết luận.

1. Truyện đọc:

Một tâm hồn cao thượng

2. Nội dung bài học:

a. Tự trọng:

- Biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách

- Biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với chuẩn mực của XH.

* Biểu hiện:

- Cư xử đàng hoàng đúng mực

- Biết giữ lời hứa

- Luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác nhắc nhở chê trách.

b. Ý nghĩa:

- Giúp con người có nghị lực, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.

- Được mọi người tôn trọng, quý mến.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

GV hướng dẫn HS làm BT a(SGK).

HS giải thích.

GV yêu cầu hs thảo luận cặp đôi

Bài d (SGK).

3. Bài tập:

Bài a: Đáp án: 1, 2 thể hiện tính Tự trọng.

3, 4, 5 không Tự trọng.

Bài d: HS thảo luận sau đó kể

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm, trò chơi

Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên đánh giá

Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

GV phát động trò chơi ai nhanh hơn trả lời câu hỏi

?Em hãy kể tấm gương sống quanh ta về lòng tự trọng và rút ra bài học gì cho bản thân?

Ai trả lời được nhiều hơn thắng cuộc.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

?Hãy tìm câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn về lòng tự trọng.

?Tìm các bài báo ca ngợi các tấm gương tự trọng trong cuộc sống.

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Giáo án môn GDCD lớp 7

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tự trọng, biểu hiện và ý nghĩa của nó.

2. Kĩ năng: HS biết đánh giá các hành vi của bản thân và của người khác biết học tập những tấm gương về lòng tự trọng.

3. Thái độ: HS có ý thức và nhu cầu rèn luyện tính tự trọng.

II. Chuẩn bị:

  • GV: SGK, SGV, SBT GDCD 7, tấm gương có liên quan.
  • HS: Xem trước nội dung bài học, tấm gương có liên quan.

III. Các hoạt động dạy hoc chủ yếu

1 Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Thế nào là trung thực? Nêu ý nghĩa của nó?
  • Trong những trường hợp nào có thể không nói lên sự thật mà không bị xem là thiếu trung thực? Vì sao?

3. Bài mới

Giới thiệu bài: Như chúng ta đã biết trung thực là biểu hiện cao của tính tự trọng.Vậy để hiểu tự trọng là gì, biểu hiện và ý nghĩa của nó ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài mới.

Triển khai bài:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* Hoạt động 1:

Khai thác nội dung truyện đọc:

GV: Gọi HS đọc truyện (phân vai)

Lời dẫn; Ông giáo; Rô – Be; Sác - Lây

GV: Hãy nêu hành động của Rô-be qua câu chuyện trên?

HS:

GV:Vì sao Rô-Be lại làm như vậy?

HS: -Muốn giữ đúng lời hứa của mình

-Không muốn người khác nghĩ mình nghèo, nói dối, ăn cắp tiền.

-Không muốn bị coi thường, danh dự bị xúc phạm, mất lòng tin

GV: Em có nhận xét gì về hành động của Rô-be?

HS

* Hoạt động 2:

Tìm hiểu nội dung bài học

GV: Để HS hiểu được nội dung của bài học, GV hướng dẫn HS thảo luận:

1. Tìm hành vi biểu hiện tính Tự trọng trong thực tế?

- Không quay cóp trong khi thi.

- Giữ đúng lời hứa.

- Dũng cảm nhận lỗi.

2 Tìm hành vi không biểu hiện tính Tự trọng trong thực tế?

GV:Thế nào là Tự trọng?

HS:

GV: Trái với tự trọng là gì? Cho ví dụ? (Trốn tránh trách nhiệm, nịnh trên, nạt dưới, ...)

GV: Lòng tự trọng được biểu hiện ntn?

HS:

GV: Hãy nêu ý nghĩa của Tự trọng trong thực tế?

GV Kết luận.

* Hoạt động 3

Luyện tập

GV hướng dẫn HS làm BT a (SGK).

HS giải thích.

Bài d (SGK).

I. Truyện đọc:

“Một tâm hồn cao thượng”

-Là em bé nghèo khổ đi bán diêm

-Cầm đồng tiền vàng đổi lấy tiền lẻ trả cho người mua diêm

-Khi bị chẹt xe nhưng Rô-be vẫn nhờ em mình trả lại tiền cho khách.

-Có ý thức trách nhiệm cao

-Giữ đúng lời hứa

-Tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.

-Tâm hồn cao thượng tuy cuộc sống rất nghèo.

II. Nội dung bài học

.

1. Thế nào là Tự trọng?

- Biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách

- Biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với chuẩn mực của XH

2. Biểu hiện:

- Cư xử đàng hoàng đúng mực

3. Ý nghĩa:

- Giúp con người có nghị lực, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.

- Được mọi người tôn trọng, quý mến.

III.Bài tập:

Bài a: Đáp án: 1, 2 thể hiện tính Tự trọng. 3, 4, 5 không Tự trọng.

Bài d: HS kể

4. Củng cố:

  • Yêu cầu HS khái quát nội dung bài.
  • Giải thích câu tục ngữ ở SGK.

5. Dặn dò:

  • Học bài, làm bài tập b, c, d, SGK.
  • Xem trước bài 4.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 3: Tự trọng theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!