Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (tiết 2)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (tiết 2) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn GDCD lớp 7 theo CV 5512

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: HS nắm được các khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan.

2. Kĩ năng: HS biết phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.

3. Thái độ: HS biết tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lên án, phê phán các hiện tượng mê tín dị đoan.

4. Năng lực: NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề.

II. Chuẩn bị.

Giáo viên: KHBH, SGK, SGV, SBT GDCD7, Một số tình huống thực tế.

Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

III. Tổ chức các hoạt động.

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm cặp đôi

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật động não

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

….

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các hoạt động:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, vấn đáp.

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của hs

* Cách tiến hành:

Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan? Nêu ví dụ?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: ý kiến của hs

*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá sau đó dẫn dắt vào bài.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

1. Mục tiêu: Hiểu được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm, cặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

Đảng và nhà nước ta có chủ trương và qui định ntn về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm

HS: Mọi người đi theo tín ngưỡng, tôn giáo mà mình thích

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV: Đưa thông tin về hành vi vụ án của Lê Quốc Quân, tòa án đã tuyên 30 tháng tù đối với kẻ đã trốn hơn 600.000.000 tiền thuế. Vậy mà, tội lỗi của con người này lại là tấm gương cho một số người khác. Câu chuyện là Lê Quốc Quân vốn là một tín đồ Thiên chúa giáo; là người con của Chúa. Tuy nhiên, thay vì nghe những lời răn dạy sống đạo đức của Chúa thì Lê Quốc Quân đã làm những việc vi phạm pháp luật; để thấy đây không xứng đáng là một con chiên ngoan đạo.Những Linh mục này đã làm sai lời dạy của Chúa; thậm chí, đã lợi dụng danh nghĩa và vai trò mà Chúa giao phó để làm những việc sai trái.

Hoạt động 2: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân

1. Mục tiêu: Hiểu được trách nhiệm của công dân

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân.

- Hoạt động chung cả lớp, thảo luận

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

Công dân cần có trách nhiệm gì?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm: phiếu học tập

*Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

1. Thông tin

2. Nội dung bài học

a. Tín ngưỡng, tôn giáo:

b. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo:

- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào.

- Người theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa hoặc bỏ theo tín ngưỡng tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.

c. Trách nhiệm của công dân:

Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo

Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ những người có tín ngưỡng, tôn giáo…

* Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để làm những điều trái pháp luật.

Hoạt động 3: Luyện tập

* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về tín ngưỡng, tôn giáo để làm bài

* Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày

* Phương thức thực hiện: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Gv: HD học sinh làm bài tập csgk/53.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

*Báo cáo kết quả: cá nhân trả lời

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, kl.

3. Bài tập:

Bt c/53/sgk

Đ/a: Bắt một người theo một tín ngưỡng, tôn giáo nhất định.

Hoạt động 3: Vận dụng

* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào làm BT.

* Nhiệm vụ: HS trình bày

* Phương thức thực hiện: cá nhân

* Sản phẩm: Câu trả lời của hs

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Gv: Cho hs nghe một số thông tin về vụ đánh nhau ở lễ hội Gióng, vụ cướp giật ở lễ phát ấn ở đền Trần vừa qua? Em có nhận xét gì về hành vi đó? Theo em chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với hiện tượng đó?

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: Phê phán thái độ đó

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, kl.

Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu.

* Phương thức hoạt động: cá nhân.

* Yêu cầu sản phẩm: Sách về Tôn giáo Việt Nam

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho Hs: Tìm đọc sách Tôn giáo Việt Nam 

Giáo án môn GDCD lớp 7

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan.

2. Kĩ năng: HS biết phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.

3. Thái độ: HS biết tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lên án, phê phán các hiện tượng mê tín dị đoan.

B. Phương pháp:

  • Kích thích tư duy
  • Giải quyết vấn đề
  • Thảo luận nhóm.

C. Chuẩn bị của GV và HS.

  1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD7, Một số tình huống thực tế.
  2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

D. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định:

II. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan? Nêu ví dụ? Tín ngưỡng, tôn giáo khác mê tín dị đoan ntn?

III. Bài mới.(T2)

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

HS: đọc thông tin sgk

GV: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

- Đảng và nhà nước ta có chủ trương và qui định ntn về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

GV: Những hành vi ntn là thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

HS: Mọi người đi theo tín ngưỡng, tôn giáo mà mình thích.

GV: Hành vi ntn là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

HS: bắt buộc mọi người phải theo một tín ngưỡng nhất định.

GV: Công dân cần có trách nhiệm gì?

Hoạt động 2: Hệ thống hoá nội dung đã học

GV: gọi hs hệ thống lại nội dung trong 2t

Hoạt động 3: Luyện tập

GV: Hướng dẫn hs làm bt

GV: chuẩn bị bảng phụ

4. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo:

- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào.

- Người theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa hoặc bỏ theo tín ngưỡng tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.

5. Trách nhiệm của công dân:

Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng , tôn giáo

Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ những người có tín ngưỡng, tôn giáo…

* Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để làm những điều trái pháp luật.

III. Bài tập

Bài e: Đáp án: 1, 2, 3, 4, 5

4. Củng cố:

  • Tại sao chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác?

5. Hướng dẫn học tập:

  • Học thuộc nội dung bài
  • Làm các bt còn lại
  • Tìm đọc sách Tôn giáo Việt Nam, chuẩn bị bài mới

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo CV 5512 (tiết 2) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!