Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 1: Sống giản dị

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 1: Sống giản dị được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 2: Trung thực

Giáo án môn GDCD lớp 7 theo CV 5512

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị?

2. Kỹ năng:

- Học sinh biết tự đánh giá hành vi bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh...

- Biết xây dựng kế hoạch rèn luyện và học tập những tấm gương sống giản dị

3. Thái độ: Học sinh biết quý trọng sự giản dị, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

4. Năng lực: NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề.

II. Chuẩn bị:

GV: KHBH, tranh, ảnh, tình huống, giấy khổ lớn.

HS: Xem trước nội dung bài học.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học trực quan

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về đức tính giản dị

Phương thức thực hiện:

- Trực quan

- Hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động

- Tranh ảnh

- Trình bày miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

GV cho HS quan sát tranh Hồ Chí Minh trong SGK sau đó đặt câu hỏi:

?Quan sát ảnh Bác em thấy Bác Hồ mặc trang phục như thế nào trong ngày độc lập của đất nước?

? Qua đó em học được đức tính tốt đẹp gì của Bác Hồ.

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: trang phục của Bác rất giản dị: cổ cao, cúc đóng gọn gàng…

*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc/sgk

1. Mục tiêu: Hs hiểu được đức tính giản dị của Bác Hồ

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm cặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu HS: Đọc truyện / sgk

GV: Nêu câu hỏi:

Trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện, được thể hiện ntn?

GV: Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm

-Trang phục: quần áo ka-ki, đội mũ vải ngả màu và đi dép cao su.

+ Tác phong: - Cười đôn hậu

- Vẫy tay chào mọi người

Thân mật như người cha đối với con.

+ Lời nói: đơn giản

- HS: Nhận xét:

+ Ăn mặc đơn giản, không cầu kỳ, phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó.

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm, ý nghĩa của sống giản dị.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

Thế nào là sống giản dị?

GV chia lớp 2 nhóm cho HS thảo luận

N1: Tìm biểu hiện của lối sống giản dị trong cuộc sống?

HS:

N2: Tìm biểu hiện trái với giản dị trong cuộc sống?

Sống giản dị sẽ có ý nghĩa gì đối với mỗi chúng ta?

Từ những biểu hiện giản dị em hãy nêu cách rèn luyện để trở thành người có lối sống giản dị?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

*Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, tuỳ tiện... Sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của bản thân, gia đình và xã hội.

1.Truyện đọc

Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập

2. Nội dung bài học:

a. Sống giản dị:

- Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

* Biểu hiện: không xa hoa, lãng phí, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.

* Trái với giản dị:

- Xa hoa, lãng phí, cầu kỳ, qua loa, tuỳ tiện, nói năng cộc lốc, trống không...

b. Ý nghĩa:

- Là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người.

- Sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, cảm thông, giúp đỡ.

c. Cách rèn luyện:

- Lời nói: Dễ hiểu, thân mật, chân thật.

- Thái độ: Cởi mở, chan hòa...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1 (SGK)

HS trả lời

Bài 2 (SGK)

HS:

GV: Hãy nêu ý kiến của em về việc làm sau: “Sinh nhật lần thứ 12 của Hoa được tổ chức rất linh đình”.

3.Bài tập:

Bài 1 (SGK)

- Bức tranh 3: Thể hiện tính giản dị của HS khi đến trường.

Bài 2 (SGK)

- Biểu hiện giản dị: 2,5.

- Việc làm của Hoa xa hoa, lãng phí, không phù hợp với điều kiện của bản thân.

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa được hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm,

Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên đánh giá

Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

?Hãy nêu những tấm gương sống giản dị ở lớp, trường và ngoài xã hội mà em biết.

? Theo em, học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị.

? Em hãy tìm một số câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm: tục ngữ

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Em hãy xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân trở thành người học sinh có lối sống giản dị?

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Giáo án môn GDCD lớp 7

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị?

2. Kĩ năng:

  • Học sinh biết tự đánh giá hành vi bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh…
  • Biết xây dựng kế hoạch rèn luyện và học tập những tấm gương sống giản dị

3. Thái độ: Học sinh biết quý trọng sự giản dị, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

II. Chuẩn bị:

  • GV: tranh, ảnh, tình huống, giấy khổ lớn.
  • HS: Xem trước nội dung bài học.

III. Các hoạt động dạy hoc chủ yếu

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sách, vở của học sinh.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh ở bài tập 1 SGK sau đó GV dẫn dắt vào bài.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* Hoạt động 1

Tìm hiểu truyện đọc sgk

GV: Gọi HS đọc truyện sgk

GV: Trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện, được thể hiện như thế nào?

HS:

GV: Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác?

HS: * Nhận xét:

GV: Hãy nêu những tấm gương sống giản dị ở lớp, trường và ngoài xã hội mà em biết?

HS trả lời:

GV chốt vấn đề.

Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, tuỳ tiện… Sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của bản thân, gia đình và xã hội.

*Hoạt động 2

Hướng dẫn HS tìm hiểu NDBH

GV: Thế nào là sống giản dị?

GV: Tính giản dị biểu hiện ở những khía cạnh nào trong cuộc sống? (lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc, thái độ giao tiếp đối với mọi người)

GV: Trái với giản dị là gì?

HS:

GV: Sống giản dị sẽ có ý nghĩa gì đối với mỗi chúng ta?

GV chốt vấn đề bằng NDBH.

* Hoạt động 3

Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1 (SGK)

HS trả lời

Bài 2 (SGK)

HS:

GV: Hãy nêu ý kiến của em về việc làm sau: “Sinh nhật lần thứ 12 của Hoa được tổ chức rất linh đình”.

HS:

GV nhận xét, đánh giá kết quả.

I. Truyện đọc:

-Trang phục: quần áo ka-ki, đội mủ vải ngả màu và đi dép cao su.

+ Tác phong: - Cười đôn hậu

- Vẫy tay chào mọi người

Thân mật như người cha đối với con.

+ Lời nói: đơn giản “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”

+ Ăn mặc đơn giản, không cầu kỳ, phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó.

+ Thái độ: chân tình, cởi mở, không hình thức, lễ nghi xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa vị chủ tịch nước và nhân dân.

+ Lời nói: dễ hiểu, gần gũi, thân thương với mọi người

II. Nội dung bài học:

1. Sống giản dị:

- Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

* Biểu hiện: không xa hoa, lãng phí, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.

* Trái với giản dị:

- Xa hoa, lãng phí, cầu kỳ, qua loa, tuỳ tiện, nói năng cộc lốc, trống không...

2. Ý nghĩa:

- Là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người.

- Sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, cảm thông, giúp đỡ.

III.Bài tập:

Bài 1 (SGK)

- Bức tranh 3: Thể hiện tính giản dị của HS khi đến trường.

Bài 2 (SGK)

- Biểu hiện giản dị: 2, 5

- Việc làm của Hoa xa hoa, lãng phí, không phù hợp với điều kiện của bản thân.

4. Củng cố: Thế nào là sống giản dị? lấy ví dụ minh hoạ?

5. Dặn dò:

  • Học bài + làm bài tập c, d, e SGK/6
  • Xem trước nội dung bài 2.
  • HS thực hiện tốt ATGT.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 1: Sống giản dị theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!