Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài: Ôn tập học kì 1

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài: Ôn tập học kì 1 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp theo quy định CV 5512 của Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn GDCD lớp 6 theo CV 5512

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Hệ thống hoá nội dung đã học và nắm chắc lại toàn bộ kiến thức đã học.

2. Thái độ

- Tích cực rèn luyện theo các chuẩn mực của các bài học đã được học, rèn phương pháp học GDCD.

3. Kĩ năng

- Tự đánh giá được quá trình học tập và rèn luyện, rút ra được ưu, nhược điểm của bản thân so với yêu cầu giáo dục để khắc phục, phấn đấu và tự rèn luyện.

4. Năng lực: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, đánh giá, tư duy

II. Chuẩn bị:

GV: tham khảo tài liệu, soạn bài; HS: học và chuẩn bị bài.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.

A. Mô tả PP và kĩ thuật thực hiện chuỗi các hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. HĐ khởi động

Nêu và giải quyết vấn đề

Nêu vấn đề

B. HĐ hình thành KT

DH theo nhóm,nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, liên hệ thực tế

Đặt câu hỏi, hợp tác

C. HĐ luyện tập

DH theo nhóm,nêu và giải quyết vấn đề

Đặt câu hỏi, hợp tác, động não

D. HĐ vận dụng

Nêu và giải quyết vấn đề

Đặt câu hỏi

E. HĐ tìm tòi, mở rộng

Nêu và giải quyết vấn đề

Đặt câu hỏi

B. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động

-MT: gây hứng thú , tạo tâm thế thoải mái để dẫn vào bài.

-PT: cá nhân

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

Câu hỏi KĐ

Các em đã được học những phẩm chất đạo đức nào từ đầu năm đến giờ? Hãy kể tên các phẩm chất ấy và rút ra nhận xét.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

-Mục tiêu: củng cố lại các kiến thức đã học .

-PT: cá nhân

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

?/ Thế nào là tôn trọng kỷ luật? Tìm 5 biểu hiện của tôn trọng kỷ luật và 5 biểu hiện trái tôn trọng kỷ luật?

?/ Tại sao mỗi người đều phải có lòng biết ơn? Ta cần biết ơn những ai, vì sao?

Tìm ca dao tục ngữ về biết ơn.

? Tìm những biểu hiện của yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên?

? Em chọn cách ứng xử nào sau đây? Giải thích vì sao.

a. Không mặc đồng phục vì nó rất xấu

b. Thường xuyên quan tâm đến công việc chung của lớp

c. Cởi mở, vui vẻ với các bạn

d. Không góp ý cho ai vì sợ mất lòng.

?/ Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa ntn trong cuộc sống?

Em rèn luyện lịch sự tế nhị bằng cách nào?

- GV phát vấn

- HS trả lời

- GV chốt lại kiến thức cơ bản

I. Ôn tập lý thuyết

1. Tôn trọng kỷ luật

+ Tôn trọng kỷ luật là biết tự giác tuân theo những quy định chung của tập thể ở mọi lúc, mọi nơi.

+ Biểu hiện:

- Ngủ dậy đúng giờ.

- Đồ đạc để đúng nơi quy định.

- Đi học về nhà đúng giờ.

- Không đọc truyện khi học bài.

- Hoàn thành công việc mẹ giao.

2. Biết ơn

+ Ta cần phải có lòng biết ơn vì:

- Lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

- Lòng biết ơn làm đẹp quan hệ giữa người và người.

- Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người.

+ Ta cần biết ơn:

Biết ơn ai

Vì sao.

- Tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

- Người giúp đỡ chúng ta lúc khó khăn.

- Anh hùng liệt sĩ.

- ĐCS Việt Nam và Bác Hồ.

- Các dân tộc trên thế giới.

- Là những người sinh thành, nuôi dưỡng ta.

- Mang đến những điều tốt lành khi ta gặp khó khăn.

- Có công bảo vệ Tổ quốc.

- Đem lại độc lập tự do.

- Giúp ta về vật chất và tinh thần để bảo vệ và xây dựng đất nước.

+ Ca dao tục ngữ:

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Ân trả nghĩa đền

- Uống nước nhớ nguồn

- Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con

4. Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

- Thu gom rác trên đường và đổ rác đúng nơi quy định.

- Không chặt phá cây rừng

- Trồng cây xanh

- Trả động vật hoang dã về rừng.

- Lao động dọn vệ sinh trường lớp tích cực.

5. Sống chan hòa với mọi người

- Chọn ý b, c.

- Vì đó là những việc làm biểu hiện sự sống hòa hợp với mọi người

6. Lịch sự, tế nhị

+ Ý nghĩa

- Thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.

- Đạt hiệu quả giao tiếp cao

- Làm cho mọi người hiểu nhau hơn, xây dựng quan hệ tốt giữa con người với con người.

- Thể hiện trình độ văn hóa đạo đức của mỗi người.

+ Rèn luyện:

- Nói nhẹ nhàng

- Nhường nhịn em nhỏ

- Biết cảm ơn, xin lỗi

- Kính trọng ông bà cha mẹ

- Đi thưa về gửi

3. Hoạt động luyện tập

-Mục tiêu: HS làm BT, liên hệ bản thân.

-PT: cá nhân

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

- GV đưa ra bài tập

- HS làm bài tập theo yêu cầu

Bài 1: Em đã có việc làm nào thể hiện rằng em đã tôn trọng kỷ luật ở trường lớp?

Bài 2: Em sẽ ứng xử ntn nếu trong một buổi họp Đội, em đến muộn, nếu trong một buổi học thêm em đến muộn?

4. Hoạt động vận dụng

-Mục tiêu: HS vận dụng được những điều đã học vào thực tế cuộc sống.

-PT: cá nhân

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

HS biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

-Mục tiêu: HS sưu tầm được 1 số câu chuyện hoặc tấm gương về KT đã được học.

-PT: cá nhân

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

- Sưu tầm các câu chuyện, tấm gương liên quan đến các nội dung đã học

- Học và nắm các nội dung ôn tập, đặc biệt chú ý các nội dung: Biết ơn, Sống chan hòa với mọi người, Lịch sự, tế nhị, Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, Tôn trọng kỷ luật.

- Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.

Giáo án môn GDCD lớp 6

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học trong học kì I để chuẩn bị tốt cho việc kiểm tra cuối học kì đạt kết quả tốt

2. Thái độ: Có hành vi, ứng xử chuẩn mực, đúng với nội dung các chuẩn mực đạo đức ở mọi lúc, mọi nơi.

3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp theo hệ thống các nội dung đạo đức đã học, có khả năng liên hệ thực tế cao. Đồng thời có kĩ năng ứng xử trong cuộc sống…

B. Phương pháp:

  • Phân tich, tổng hợp.
  • Thảo luận nhóm – cá nhân.
  • Hái hoa dân chủ.

C. Tài liệu, phương tiện:

  • SGK, SBT GDCD 6
  • Bảng biểu thống kê các câu hỏi ôn tập, nội dung trả lời, hệ thống các bài tập…

D. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

Nêu một số qui định về TTATGT đối với người đi bộ.

Nêu một số qui định đối với người điều khiển xe đạp và người điều khiển xe cơ giới?

3. Giới thiệu bài mới

Chúng ta đã được học qua 11 bài học của chương trình học kì I. Đó là những chuẩn mực đạo đức một số quy định của pháp luật cần thiết không chỉ cho HS mà còn là sự cần thiết của mỗi con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã tìm hiểu về các ứng xử đối với một số vấn đề về xã hội… Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại toàn bộ chương trình đã học để hệ thống hoá lại những kiến thức, rèn luyện kĩ năng ứng xử, đồng thời để trau dồi lại kiến thức để phục vụ cho kiểm tra HKI được tốt hơn.

4. Dạy và học bài mới:

Hoạt động 1:

GV chia lớp thành 11 nhóm nhỏ, mỗi nhóm cho thảo luận một câu hỏi ôn tập đồng thời với một bài tập.

Hệ thống câu hỏi ôn tập

Câu 1:

Thế nào là tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?

Câu 2: Siêng năng, kiên trì là như thế nào? Nêu cách rèn luyện?

Câu 3

Thế nào là tiết kiệm? Nêu ví dụ và cách rèn luyện?

Câu 4:

Lễ độ là như thế nào? Vì sao lại phải lễ độ?

Câu 5:

Thế nào là tôn trọng kỉ luật?

Câu 6:

Thế nào là lòng biết ơn? Em sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn với các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho dân tộc?

Câu 7:

Thế nào là yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên? Nêu ví dụ?

Câu 8:

Sống chan hòa với mọi người có ý nghĩa như thế nào? Vì sao học sinh phải rèn luyện tính sống chan hòa?

Câu 9:

Thế nào là lịch sự, tế nhị? Ý nghĩa?

Câu 10:

Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì? Vì sao HS cần phải tích cực hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

Câu 11:

Mục đích học tập của HS là gì? Tại sao HS cần có mục đích học tập?

Hoạt động 2:

Bài tập – Rèn luyện kĩ năng thực hành

Bài 1:

Hãy nêu một vài tấm gương về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể ở khu kí túc xá HS? Em học tập được những gì qua tấm gương đó?

Bài 2:

Hãy nêu tính siêng năng kiên trì của em trong học tập, lao động và rèn luyện trong cuộc sống?

Bài 3:

Để thực hiện tốt đức tính tiết kiệm học sinh cần phải làm gì?

Bài 4:

Em hãy nêu cách rèn luyện tính lễ độ của bản thân trong cuộc sống?

Bài 5:

Tôn trọng kỉ luật sẽ giúp chúng ta như thế nào trong học tập? Em đã tôn trọng kỉ luật trong nhà trường chưa? Vì sao?

Bài 6:

Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn?

Bài 7:

Kể những việc làm của em thể hiện tính yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên?

Bài 8:

Sống chan hòa với mọi người giúp ta những gì? Em đã sống chan hòa với mọi người như thế nào? Cho VD?

Bài 9:

Hãy nêu một việc làm của bản thân thể hiện tính cách lịch sự và tế nhị?

Bài 10:

Hãy nêu một tấm gương tích cực tự giác trong học tập và lao động ở trường mà em biết? Em học hỏi được gì ở tấm gương đó?

Bài 11:

Em hãy nêu mục đích học tập của mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường? Vì sao em lại đặt ra mục đích đó?

I.Nội dung ôn tập

- Nội dung bài học 1

- Nội dung bài học 2

- Nội dung bài học 3

- Nội dung bài học 4

- Nội dung bài học 5

- Nội dung bài học 6

- Nội dung bài học 7

- Nội dung bài học 8

- Nội dung bài học 9

- Nội dung bài học 10

- Nội dung bài học 11

II. Bài tập:

- HS tự nêu và liên hệ.

- HS nêu

- HS thảo luận và liên hệ.

- HS viết cảm tưởng - GV nhận xét.

- HS sử dụng kiến thức đã học kết hợp với thực tế để liên hệ

- HS sưu tầm và nêu

- HS kể và liên hệ.

- HS tự trình bày.

- HS nêu

- HS nêu và tự liên hệ.

- HS nêu và tự liên hệ.

5. Nhận xét – dặn dò

Dặn HS về chuẩn bị kiểm tra HKI.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài: Ôn tập học kì 1 theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm