Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 6: Biết ơn

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 6: Biết ơn được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn GDCD lớp 6 theo CV 5512

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

-Nêu được thế nào là biết ơn.

-Nêu được ý nghĩa của lòng biết ơn.

2. Kĩ năng:

-Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh.

-Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể

-Biết thể hiện sự biết ơn của bản thân đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng, liệt sĩ,….bằng những việc làm cụ thể.

3. Thái độ:

-Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình.

-Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn.

*Nội dung lồng ghép GDĐĐHCM: Hiểu hơn về lòng biết ơn của Bác với những người có công với nước.

4. Kĩ năng:

- KN tư duy phê phán, đánh giá những hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn

- KN thu thập và xử lí thông tin về những hoạt động thể hiện lòng biết ơn

II. CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh:

Nội dung bài 4 kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: tạo hứng thú, kích thích học sinh tìm hiểu và khám phá kiến thức bài mới.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

Câu 1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật ?

Câu 2. Cho biết ý nghĩa của việc tôn trọng kỉ luật ?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm: Câu1: HS nêu đúng khái niệm (4đ)

- Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.

Câu 2: Ý nghĩa của việc tôn trọng kỉ luật (4đ)

- Đối với bản thân: Tôn trọng và tự giác tuân theo kỷ luật, con người sẽ cảm thấy thanh thản, vui vẻ sáng tạo trong học tập, lao động.

- Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, mới có thể duy trì và phát triển được.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

Tục ngữ , ca dao VN có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

? Theo em nội dung những câu đó nhắc nhở chúng ta điều gì?

(HS trả lời, gv chuyển ý vào bài)

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học.

1. Mục tiêu: học sinh nắm được những biểu hiện của lễ độ.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

* HS đọc truyện

? Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng những việc gì? (NL nhận biết)

? Chị Hồng đã có những việc làm và ý nghĩa gì đối với thầy? (NL giải quyết VĐ)

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

1- Rèn viết tay phải.

- Thầy khuyên" Nét chữ là nết người".

2- Ân hận vì làm trái lời thầy.

- Quyết tâm rèn viết tay phải.

- Luôn nhớ lời dạy của thầy.

- Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi và mong có dịp được đến thăm thầy.

3.- Biết ơn

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của biết ơn

1. Mục tiêu: học sinh nắm được khái niệm biết ơn, những biểu hiện của biết ơn và ý nghĩa của nó.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

- HS quan sát tranh trả lời:

1? Ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì?

? Theo em biết ơn là gì? (NL tổng hợp và sử dụng NN)

2.Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao? (NL hợp tác, giải quyết VĐ và sử dụng NN)

3. Trái với biết ơn là gì?

4. Em thử đoán xem điều gì có thể xảy ra đ/v những người vô ơn, bội nghĩa? (NL giải quyết VĐ và đánh giá)

5. Hãy kể những việc làm của em thể hiện sự biết ơn?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm:

2.

Biết ơn ai

Vì sao?

- Tổ tiên ông bà,

cha Mủ

-Những người sinh thành nuôi dưỡng ta.

- Người giúp đỡ

chúng ta lúc khó khăn

- Mang đến cho ta những điều tốt lành.

- Anh hùng, liệt sĩ

- Bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước.

- Đảng CSVN và Bác.

- Đem lại độc lập tự do.

- Các dân tộc

trên thế giới.

- Vật chất và tinh thần.

3.Vô ơn, bạc bẽo, thờ ơ, phản bội…

4- Làm mất lòng tin và tình yêu thương của mọi người và bị xã hội phê phán, khinh bỉ.

5. Ông bà, cha mẹ, Thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ mình, các anh hùng liệt sỹ.....) (NL tự nhận thức)

? Trình bày ý nghĩa của biết ơn? (NL giải quyết VĐ và tổng hợp)

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập: (NL giải quyết VĐ và sử dụng NN)

I. Truyện đọc:

II. ND bài học:

1. Thế nào là biết ơn?

- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.

2. Biểu hiện của lòng biết ơn:

- Lòng biết ơn thể hiện ở thái độ, tình cảm, lời nói, cử chỉ đến hành động đền ơn đáp nghĩa, quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người mà mình biết ơn.

Ví dụ: thăm hỏi thầy cô giáo cũ, hiếu thảo với cha mẹ, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng...

3. Vì sao phải có lòng biết ơn?

- Lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.

4. Cách rèn luyện:

- Thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng, liệt sĩ.... của bản thân bằng những việc làm cụ thể.

- Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình.

- Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: giúp học sinh củng cố kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

HS làm bài tập a, b, trong SGK

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm:

*BTa. Đánh dấu vào biểu hiện của lòng biết ơn :

1. (x  2. (-)

3. (x) 4. (x)

*BTb.

- Giúp đỡ những gia đình thương binh , liệt sĩ.

- Thăm thầy cô giáo cũ.

- Chăm học để cha mẹ, thầy cô vui lòng …

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

*Nội dung lồng ghép học tập tấm gương ĐĐHCM:

? Bác Hồ thể hiện lòng biết ơn với những người có công với đất nước như thế nào? (NL giải quyết VĐ và cảm thụ thẩm mĩ)

? Hãy cho biết ngày thương binh liệt sĩ? (NL nhận biết)

? Ngoài những đối tượng nêu trên, em hãy kể một số việc làm của em thể hiện lòng biết ơn đ/với các cô lao công trường mình? (NL tự nhận thức và tự điều chỉnh hành vi)

? Cách rèn luyện lòng biết ơn là gì ? (NL tự nhận biết)

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm:

- Bác xót xa trước các thương binh; kính cẩn trước vong linh liệt sĩ.

- Bác gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân, giúp đỡ thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ

- Ngày 27-7 hàng năm.

(Bỏ rác đúng nơi quy định, đi vệ sinh xong phải dội rửa sạch sẽ, cùng với cô lao công dọn dẹp khu vực nhà VS khối lớp mình...)

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

1. Mục tiêu: giúp học sinh dựa trên kiến thức đã học để tìm tòi và mở rộng thêm kiến thức.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

?Hát hoặc đọc một bài thơ nói về chủ đề Biết ơn. (NL giải quyết VĐ và cảm thụ thẩm mĩ)

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

*. Hướng dẫn, dặn dò:

- Học bài, làm bài tập c , sưu tầm một số câu tục ngữ , ca dao nói về lòng biết ơn.

- Xem trước bài Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

Giáo án môn GDCD lớp 6

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là biết ơn, cần biết ơn những ai, cách thể hiện lòng biết ơn và ý nghĩa của nó.

2. Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn.

Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã giúp đỡ mình....

3. Thái độ: HS trân trọng ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Có thái độ không đồng tình, phê phán những hành vi vô ơn, bội nghĩa...

B. Phương pháp:

  • Xử lí tình huống đạo đức
  • Thảo luận nhóm

C. Tư liệu, phương tiện:

  • SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh…
  • Bài hát, ca dao, tục ngữ, danh ngôn theo chủ đề bài học.

D. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra 15 phút:

Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Tôn trọng kỉ luật mang lại những lợi ích gì

  1. Trong những hành vi sau, hành vi nào thể hiện tính kỉ luật?
  2. Đi xe vượt đèn đỏ.
  3. Đi học đúng giờ.
  4. Nói chuyện riêng trong giờ học.
  5. Đi xe đạp dàn hàng ba.
  6. Mang đúng đồng phục khi đến trường.
  7. Viết đơn xin phép nghỉ học khi bị ốm.

3. Bài mới.

Các em hãy cho biết chủ đề của những ngày kỉ niệm sau: Ngày 10-3 (al); ngày 8-3; ngày 27-7; ngày 20-10; ngày 20-11...

Những ngày trên nhắc nhở chúng ta nhớ đến: Vua Hùng có công dựng nước; Nhớ công lao những người đã hy sinh cho độc lập dân tộc; nhớ công lao thầy cô và công lao của bà, của mẹ.

Đúng vậy, truyền thống của dân tộc ta là sống có tình, có nghĩa, thuỷ chung, trước sau như một. trong các mối quan hệ, sự biết ơn là một trong những nét đẹp của truyền thống ấy.

4. Dạy và học bài mới:

Hoạt động dạy và học

Kiến thức cơ bản cần đạt

Hoạt động 1

Tìm hiểu nội dung truyện đọc.

HS đọc truyện sgk.

GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo những câu hỏi gợi ý sau:

1.Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng những việc gì?

2. Chị Hồng đã có những việc làm và ý nghĩa gì đối với thầy?

3. Ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì?.

Hoạt động 2

Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học.

Vậy, theo em biết ơn là gì?

Thảo luận nhóm.

Phát phiếu học tập cho 4 nhóm

1. Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao?.

2. Trái với biết ơn là gì? Cho ví dụ.

3. Em thử đoán xem điều gì có thể xảy ra đối với những người vô ơn, bội nghĩa?.

4.Hãy kể những việc làm của em thể hiện sự biết ơn? (ông bà, cha mẹ, Thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ mình, các anh hùng liệt sỹ.....)

5. Biết ơn có ý nghĩa ntn?

Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó gv chốt lại (gv chuẩn bị ở bảng phụ).

Hoạt động 3

Liên hệ thực tế, hướng dẫn HS về cách rèn luyện lòng biết ơn.

Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a, ở SGK/18. và bt 1 sbt/17

GV: Theo em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn?

Hoạt động 4

A. Trong những câu ca dao tục ngữ sau câu nào nói về lòng biết ơn?

1. Ăn cháo đá bát

2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

3. Công cha như núi Thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

4. Uống nước nhớ nguồn

5. Mẹ già ở tấm lều tranh

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con

6. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người

7 Qua cầu rút ván.

B. Hãy hát một bài hát thể hiện lòng biết ơn?

(nếu còn thời gian gv đọc truyện "Có 1 HS như thế" (sbt/19) cho cả lớp nghe)

I. Đặt vấn đề

Nhóm 1

- Rèn viết tay phải.

- Thầy khuyên "Nét chữ là nết người".

Nhóm 2

- Ân hận vì làm trái lời thầy.

- Quyết tâm rèn viết tay phải.

- Luôn nhớ lời dạy của thầy.

- Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi và mong có dịp được đến thăm thầy.

Nhóm 3, 4:

- Thầy giá Phan đã dạy chị Hồng cách 20 năm, chị vẫn nhớ và trân trọng.

- Chị đã thể hiện lòng biết ơn – một truyền thống đạo đức của dân tộc ta.

II. Nội dung bài học:

1.Thế nào là biết ơn?

Biết ơn là: sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.

- Ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng liệt sĩ…

- Vô ơn, bội nghĩa…

- Mọi người sẽ coi thường, xa lánh….

- HS tự kể

2. Ý nghĩa của sự biết ơn:

- Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.

- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

3. Cách rèn luyện:

- Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình.

- Làm những việc thể hiện sự biết ơn như: Thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ, tặng quà, tham gia quyên góp, ủng hộ....

- Phê phán sự vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.

III. Bài tập:

- Câu 2, 3, 4, 5,

5. Củng cố - Dặn dò:

  • Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài. (gv chiếu lên máy)
  • Học bài, làm bài tập b, c SGK/19.
  • Xem trước bài 7. Sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 6: Biết ơn theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm