Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 5: Tôn trọng kỉ luật

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 5: Tôn trọng kỉ luật được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn GDCD lớp 6 theo CV 5512

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là tôn trọng kỷ luật, biểu hiện của tôn trọng kỷ luật

- Ý nghĩa của tôn trọng kỷ luật trong cuộc sống.

2. Kĩ năng:

- HS biết đánh giá và tự đánh giá hành vi tôn trọng kỷ luật và chưa tôn trọng kỷ luật.

- HS biết tôn trọng kỷ luật trong trường và đấu tranh với hành vi thiếu tôn trọng kỷ luật.

3. Thái độ:

- HS có thái độ tôn trọng kỷ luật.

- Phê phán lối sống thiếu tôn trọng kỷ luật

4. Năng lực:năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh:

Nội dung bài 4 kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

* HĐ khởi động:

GV hỏi những "Nội quy học sinh"?

? Qua đó em hiểu trong xã hội những nội quy đó là gì?

* HĐ hình thành kiến thức mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: tạo hứng thú, kích thích học sinh tìm hiểu và khám phá kiến thức bài mới.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

GV hỏi những "Nội quy học sinh"?

? Qua đó em hiểu trong xã hội những nội quy đó là gì?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: I. Tìm hiểu truyện đọc

1. Mục tiêu: học sinh nắm được những biểu hiện của tôn trọng kỉ luật.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

? HS đọc truyện?

? Qua truyện trên, em thấy Bác Hồ đã có những việc làm gì thể hiện tôn trọng quy định chung?

?/ Việc tôn trọng những quy định chung đó của Bác nói lên đức tính gì?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

- HS tìm chi tiết trong truyện và trả lời.

- Bác đã tôn trọng quy định chung:

+ Bỏ dép khi vào chùa.

+ Đi theo sự hướng dẫn của các vị sư.

+ Đến mỗi gian thờ thắp hương.

+ Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Bác bảo chú lái xe dừng lại, chờ đèn xanh mới đi.

+ Nói "Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông"

- Hành động của Bác thể hiện sự tôn trọng kỷ luật.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GVKL: Mặc dù là một chủ tịch nước nhưng mọi cử chỉ của Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho mọi người.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý

1. Mục tiêu: học sinh nắm được khái niệm , những biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

GV đưa một số VD về việc tôn trọng quy định chung.

VD: HS thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường; Đến bưu điện thì thực hiện theo quy định của bưu điện...

- Yêu cầu HS lấy thêm các VD tương tự.

?/ Theo em, thế nào là kỷ luật? Cho VD.

?/ Tôn trọng kỷ luật là ntn?

GV chia lớp thành ba đội chơi trò chơi "Chạy tiếp sức"

?/ Em đã tôn trọng kỷ luật ntn?

Đội 1: Trong gia đình.

Đội 2: Trong trường học.

Đội 3: Ngoài xã hội

- HS các đội lần lượt lên làm.

- Học sinh tiếp nhận

? Tìm những biểu hiện chưa tôn trọng kỉ luật?

* Lưu ý: Khi thực hiện kỉ luật nhưng không tự giác mà vì sợ bị lên án, phê phán... thì không gọi là tôn trọng kỷ luật.

- VD: Trực nhật lớp với thái độ miễn cưỡng vì sợ cô giáo phạt, bạn bè chê cười.

?/ Tôn trọng kỷ luật có ý nghĩa ntn trong cuộc sống?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

I. Truyện đọc:

“Giữ luật lệ chung”

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm:

- Kỷ luật là quy định chung của một cộng đồng, cơ quan, mọi người tự giác tuân theo.

- Tôn trọng kỷ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc, mọi nơi; chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học...

2. Biểu hiện:

3. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: giúp học sinh củng cố kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

HS làm bài tập a, b, c trong SGK

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

?/ Em hãy nêu hành vi trái ngược với tôn trọng kỉ luật?

? Em đã tôn trọng kỉ luật chưa?

? Các bạn của em đã tôn trọng kỉ luật chưa?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

1. Mục tiêu: giúp học sinh dựa trên kiến thức đã học để tìm tòi và mở rộng thêm kiến thức.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

? Em hãy phân biệt kỷ luật và pháp luật?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

Kỷ luật

Pháp luật

- Là những quy định, nội quy.

- Do tập thể đề ra.

- Mọi người tự giác thực hiện.

- Vi phạm => phê bình, phạt theo qđịnh

- Là quy tắc xử sự chung.

- Do Nhà nước đề ra.

- Có tính bắt buộc.

- Vi phạm => xử lý theo luật định.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Vậy biểu hiện của tôn trọng kỉ luật: tự giác chấp hành những quy định của tập thể.

3. Ý nghĩa:

- Đối với bản thân: Tôn trọng và tự giác tuân theo kỉ luật, con người sẽ cảm thấy thanh thản, vui vẻ, sáng tạo trong học tập, lao động.

- Đối với gia đình và XH: Nhờ tôn trọng kỉ luật, gia đình và XH mới có nề nếp kỉ cương, mới có thể duy trì và phát triển.

III. Luyện tập.

BT a

BT b

BT c

Giáo án môn GDCD lớp 6

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật.

2. Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức, thái độ tôn trọng kỉ luật.

3. Thái độ: HS biết rèn luyện kỉ luật và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

B. Phương pháp:

Thảo luận, giải quyết tình huống.

C. Tư liệu, phương tiện:

  • SGK, SGV, SBT GDCD 6.
  • Tình huống, tấm gương thực hiện tốt kỉ luật...
  • Xem trước nội dung bài học.

D. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ

  • Em hiểu thế nào là: "Tiên học lễ hậu học văn".
  • Lễ độ là gì? Cho ví dụ và đưa ra hai cách giải quyết của người có lễ độ và thiếu lễ độ.

3. Giới thiệu bài mới.

Đặt vấn đề: Theo em chuyện gì sẽ xảy ra nếu:

  • Trong nhà trường không có tiếng trống quy định giờ vào học, giờ chơi....
  • Trong cuộc họp không có người chủ tọa.
  • Ra đường mọi người không tuân theo quy tắc giao thông......
  • Sau đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

4. Dạy và học bài mới:

Hoạt động dạy và học

Kiến thức cơ bản cần đạt

Hoạt động 1

Khai thác nội dung truyện đọc

GV gọi HS đọc truyện “Giữ luật lệ chung”

HS thảo luận nội dung:

? Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc tôn trọng kỉ luật của Bác?

- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh thêm; Mặc dù là chủ tịch nước nhưng Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho mọi người.

Hoạt động 2

Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học.

GV nêu câu hỏi:

1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật?

2. Trái với tôn trọng kỉ luật là gì? Cho ví dụ.

HS Thảo luận nhóm.

Hãy nêu các biểu hiện tôn trọng kỉ luật ở:

Nhóm 1: Nhà trường

Nhóm 2: Gia đình

Nhóm 3, 4: Nơi công cộng.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó gv chốt lại (gv chuẩn bị ở bảng phụ).

- GV nêu tiếp câu hỏi:

1. Nêu lợi ích của việc tôn trọng kỉ luật?

2.Kỉ luật có làm cho con người bị gò bó, mất tự do không? Vì sao?

3. Em hãy nêu cách rèn luyện ý thức tôn trọng kỉ luật của mình ở trường, gia đình và xã hội?

Hoạt động 3

Phân tích mở rộng nội dung khái niệm.

GV Phân tích những điểm khác nhau giữa Đạo đức, kỉ luật và pháp luật. Mối quan hệ, sự cần thiết của Đạo đức, kỉ luật và pháp luật….

Hoạt động 4

Luyện tập.

Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.

I. truyện đọc

- Bác bỏ dép trước khi bước vào chùa.

- Bác đi theo sự hướng dẫn của các vị sư. Đến mỗi gian thờ thắp hương.

- Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Bác bảo chú lái xe dừng lại. Khi đèn xanh bật mới được đi.

- Bác nói “phải gương mẫu, tôn trọng luật lệ giao thông”

II. Nội dung bài học:

1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật?

Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.

2. Ý nghĩa:

- Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, đem lại lợi ích cho mọi người và giúp XH tiến bộ.

- Các hoạt động của tập thể, cộng đồng được thực hiện nghiêm túc, thống nhất và có hiệu quả.

3. Cách rèn luyện:

- HS tự nêu.

III. Bài tập:

Bài tập: Trong những câu thành ngữ sau, câu nào nói về tôn trọng kỉ luật:

1. Nước có vua, chùa có bụt.

2. Ăn có chừng, chơi có độ.

3. Ao có bờ, sông có bến.

4. Dột từ nóc dột xuống.

5. Nhập gia tùy tục.

6. Phép vua thua lệ làng.

7. Bề trên ăn ở chẳng kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

5. Củng cố - Dặn dò:

  • Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
  • Học bài, làm bài tập b, c SGK.
  • Chuẩn bị cho bài bài 6 BIẾT ƠN

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 5: Tôn trọng kỉ luật theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm