Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn GDCD lớp 6

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài: Ôn tập học kì 1

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

  • Công dân là người dân của một nước mang quốc tịch của nước đó.
  • Công dân VN là người có quốc tịch Việt Nam.

2. Thái độ:

  • Tự hào là công dân nước Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Mong muốn được đóng góp xây dựng nhà nước và xã hội

3. Kĩ năng:

  • Biết phân biệt công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với công dân nước khác.
  • Biết cố gắng học tập nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đầy đủ các quyền vàg nghĩa vụ công dân.

B. Phương pháp:

  • Xử lí vấn đề.
  • Thảo luận
  • Tổ chức trò chơi

C. Tài liệu và phương tiện.

  • Hiến pháp 1992
  • Luật quốc tịch.
  • Luật chăm sóc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
  • Câu chuyện về danh nhân văn hoá.

D. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Giới thiệu bài mới:

Chúng ta nên tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Vịêt Nam. Vậy công dân là gì? Những người như thế nào được công nhận là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? để trả lời câu hỏi này chúng ta tìm hiểu bài 13.

4. Dạy và học bài mới:

Hoạt động dạy và học của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1

Thảo luận

GV cho HS đọc tình huống SGK, tổ chức thảo luận:

?. Theo em, bạn A-li-a nói như vậy có đúng không? Vì sao?

Hoạt động 2

Tìm hiểu căn cứ để xác định công dân.

GV nêu tư liệu điều kiện để có quốc tịch VN. Sau đó hướng dẫn HS thảo luận:

?. Trường hợp nào trẻ em là công dân VN?

GV nêu câu hỏi:

1. Người nước ngoài đến VN công tác có được coi là công dân VN không?

2. Người nước ngoài làm việc, sinh sống lâu dài ở VN có được coi là công dân VN không?

HS trao đổi ý kiến và phát biểu, GV nhận xét và chốt vấn đề:

?. Từ tình huống trên em hiểu công dân là gì?

?. Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?

I. Tình huống:

a. A-li-a: là công dân VN vì có bố là người VN. (Nếu bố, mẹ chon quốc tịch VN cho A-li-a)

b. Các trường hợp sau đây đều là công dân VN:

- Trẻ em khi sinh ra có cả bố mẹ là người VN.

- Trẻ em khi sinh ra có bố là công dân VN, mẹ là người nước khác.

- Trẻ em sinh ra có mẹ là công dân VN, bố là người nước ngoài.

- Trẻ em bị bỏ rơi ở VN không xác định được rõ bố mẹ là ai.

- Người nước ngoài đến VN công tác không phải là người VN.

- Người nước ngoài sống lâu dài ở VN tự tuân theo pháp luật VN thì được coi là công dân VN.

- Công dân là người dân của một nước.

- Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước.

- Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN là người có quốc tịch VN. Mọi người dân ở nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN đều có quyền có quốc tịch.

- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN đều có quốc tịch VN.

5. Củng cố - Dặn dò:

  • Căn cứ vào đâu để xác định công dân?
  • Về nhà tìm hiểu nội dung bài học.
20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm