Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (tiết 1)

Admin
Admin 03 Tháng mười một, 2017

Giáo án môn GDCD lớp 12

Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:

1. Về kiến thức:

  • ­ Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản và ý nghĩa về quyền học tập, sáng tạo và phát triển của CD.
  • ­ Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

2. Về kỹ năng: Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật.

3. Về thái độ: Có ý thức thực hiện quyền HT, sáng tạo và phát triển của mình; tôn trọng các quyền đó của người khác

B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  • ­ Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
  • ­ Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LP:

I. Ổn định tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:

III. Bài mới:

1) Đặt vấn đề:

2) Triển khai các hoạt động:

hoạt động 1:Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của CD

1) Quyền học tập của công dân

Hoạt động của thầy và trò

GV nêu các tình huống:

Tình huống1: ................. người tàn tật.

Tình huống 2: ..........con gái không cần học

Tình huống 3: .......... người dân tộc thiểu số

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 3 tình huống trên.

Các nhóm thảo luận và cử đại diện báo cáo kết quả.

GV đưa ra đáp án:

­ Em hiểu quyền học tập là gì? Vì sao cần phải học tập?

GV tổng hợp ý kiến HS và đi đến kết luận:

GV chuyển ý

Nội dung kiến thức

1/Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

a) Quyền học tập của công dân

Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành,nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

*Quyền học tập của công dân còn có nghĩa là mọi công dân đều được đối xữ bình đẵng về cơ hội học tập

Hoạt động 2: Quyền sáng tạo của công dân

Hoạt động của thầy và trò

GV nêu tình huống:

Anh Lâm là một nông dân nghèo, mới học hết lớp 9, anh mày mò chế tạo máy tách vỏ lạc.

GV: Em có suy nghĩ gì về Lâm? Vì sao?

Học sinh nêu ý kiến và tranh luận.

GV nhận xét, đưa ra đáp án:

+ Mọi công dân đều có quyền sáng tạo.

+ Công dân có quyền đề nghị Nhà nước cấp bản quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm do mình sáng tạo ra.

GV giới thiệu Điều 60 – Hiến pháp 1992.

GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi:­ Quyền sáng có ý nghĩa như thế nào đối với công dân?

­ HS có thể thực hiện quyền sáng tạo như thế nào?

GV kết luận:

Nội dung kiến thức

b) Quyền sáng tạo của công dân

Quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực đời sống xã hội.

Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữ u công nghiệp và hoạt động khoa học, công nghệ

Hoạt động 3: Quyền được phát triển của công dân

Hoạt động của thầy và trò

GV lần lượt nêu các câu hoỉ đàm thoại:

­ Các em được gia đình và Nhà nước quan tâm tới sự phát triển về trí tuệ, sức khoẻ, đạo đức như thế nào?

­ Đối với những trẻ em có năng khiếu thì Nhà nước tạo điều kiện phát triển năng khiếu như thế nào?

­ Vì sao các em có được sự quan tâm đó?

­ Quyền được phát triển của công dân là gì?

HS phát biểu.

GV bổ sung, điều chỉnh, kết luận:

GV cho HS xem một số hình ảnh về bữa cơm đủ chất của một gia đình; người dân vùng sâu, vùng xa được khám bệnh miễn phí, trẻ em được tiêm phòng bệnh; hình ảnh HS đi tham quan quan; hình ảnh già trẻ chơi thể thao, đọc báo, xem ti vi

GV hỏi:

­ Những hình ảnh vừa xem nói về vấn đề gì trong quyền được phát triển của công dân? HS phát biểu.

GV đặt thêm câu hỏi:

­ Em hiểu thế nào là CD được hưởng đời sống vật chất đầy đủ? Nêu ví dụ.

­ Em hiểu thế nào là CD được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ? Nêu ví dụ.

­ Thế nào là phát triển tồn diện? Nêu ví dụ.

HS phát biểu.

GV bổ sung, điều chỉnh, kết luận:

Nội dung kiến thức

c) Quyền được phát triển của công dân

Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các họat động văn hóa; đuợc cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

Quyền được phát triển của công dân được biểu hiện ở hai nội dung:

Một là, quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển tồn diện.

Hai là, công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

IV. Củng cố:

1) Quyền học tập của công dân

2) Quyền sáng tạo của công dân

3) Quyền được phát triển của công dân

V. Dặn dò:

  • Học bài
  • Chuẩn bị trước phần tiếp theo

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm