Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 2: Thực hiện pháp luật (tiết 1)
Giáo án môn GDCD lớp 12
Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 2: Thực hiện pháp luật được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (tiết 2)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (tiết 3)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 2: Thực hiện pháp luật (tiết 2)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Nêu được các khái niệm thực hiện PL, các hình thức và các giai đoạn thực hiện PL
- Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
2.Về kĩ năng: Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3.Về thái độ:
- Có thái độ tôn trọng pháp luật
- Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định pháp luật.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- KN tìm và xử lí thông tin về thực hiện và vi phạm pháp luật
- KN hợp tác để tìm hiểu vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
- KN giải quyết vấn đềra quyết định trong việc xử lí tình huống pháp luật
- KN tư duy phê phán hành vi vi phạm pháp luật.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1/ Phương pháp dạy học: Thảo luận lớp, nhóm, tranh luận, xử lý tình huống, hỏi chuyên gia, đóng vai
2/ Phương tiện dạy học:
- SGK GDCD lớp 12. SGV GDCD lớp 12
- Sách chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD
- Chương trình giảm tải của bộ GD & ĐT
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: Bài 5 + 8 – SGK/15
3/ Bài mới:
a) Khám phá:
b) Kết nối: Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên do điều kiện khách quan và chủ quan mà việc thực hiện pháp luật của công dân có thể đúng hoặc có thể sai (vi phạm pháp luật). Vậy, Nhà nước với tư cách là chủ thể làm ra pháp luật và dùng pháp luật làm phương tiện quản lí xã hội sẽ làm gì để bảo đảm quá trình đưa pháp luật vào đời sống xã hội đạt hiệu quả và xử lí các vi phạm pháp luật nảy sinh như thế nào? Đó là nội dung bài 2
Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1 Khái niệm thực hiện pháp luật GV yêu cầu HS đọc 2 tình huống ở đoạn Cùng quan sát trong SGK Mục đích của việc xử phạt đó là gì? Từ những câu trả lời của HS, GV tổng kết và đi đến khái niệm trong SGK. GV giảng mở rộng: Hành vi hợp pháp? -Làm những việc mà PL cho phép làm. -Làm những việc mà PL quy định phải làm. -Không làm những việc mà pháp luật cấm. Hoạt động 2: Các hình thức thực hiện pháp luật GV kẻ bảng: Các hình thức thực hiện PL. Chia lớp thành 4 nhóm, đánh số thứ tự và phân công nhiệm vụ từng nhóm tương ứng với thứ tự các hình thức thực hiện PL trong SGK .. Các ví dụ minh hoạ: + Sử dụng pháp luật Ví dụ: Công dân A gửi đơn khiếu nại Giám đốc Công ty khi bị kỷ luật cảnh cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. + Thi hành pháp luật (xử sự tích cực) Ví dụ: Cơ sở sản xuất, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý chất thải theo tiêu chuẩn môi trường. + Tuân thủ pháp luật (xử sự thụ động) Ví dụ: Không tự tiện chặt cây phá rừng... + Áp dụng pháp luật Thứ nhất, cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định cụ thể. Thứ hai, cơ quan nhà nước ra quyết định xử lý người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức. GV lưu ý: Để khắc sâu kiến thức, phát triển tư duy HS. Giống nhau: Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa PL vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của người thực hiện. + Khác nhau: Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực hiện. Gv hướng dẫn hs đọc thêm phần 1c: các giai đoạn thực hiện pháp luật. |
Kiến thức trọng tâm 1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật a. Khái niệm thực hiện pháp luật
b. Các hình thức thực hiện pháp luật Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
Thi hành pháp luật: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm. Áp dụng pháp luật: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể củacá nhân, tổ chức.
c. Các giai đoạn thực hiên pháp luật - Đọc thêm |
c/ Thực hành/ Luyện tập
Bảng pân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện PL:
Sử dụng PL |
Thi hành PL |
Tuân thủ PL |
Áp dụng PL |
|
Chủ thể |
Cá nhân, tổ chức |
Cá nhân, tổ chức |
Cá nhân, tổ chức |
Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền |
Phạm vi |
Làm những gì pháp luật cho phép |
Làm những gì pháp luật quy định phải làm |
Không làm những gì pháp luật cấm |
Căn cứ vào thẩm quyền và quy định của pháp luật ban hành các quyết định cụ thể hoặc ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức |
Yêu cầu đối với chủ thể |
Có thể làm hoặc không làm, không bị ép buộc |
Phải làm, nếu không sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. |
Không được làm, nếu không sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. |
Bắt buộc tuân theo các thủ tục, trình tự chặt chẽ do pháp luật quy định |
Ví dụ |
Cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn những hình thức, loại hình kinh doanh phù hợp với khả năng, điều kiện |
Cá nhân, tổ chức kinh doanh thì phải nộp thuế |
Cá nhân, tổ chức kinh doanh không được buôn bán những mặt hàng mà pháp luật cấm |
Cơ quan có thẩm quyền áp dụng xử phạt đúng quy trình, thủ tục,… với những cá nhân, tổ chức kinh doanh vi phạm pháp luật |
d/ Vận dụng:
Làm bài tập 1, trang 26, SGK
Đọc phần 2, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý