Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước
Giáo án môn GDCD lớp 11
Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 6: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (tiết 1)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 6: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (tiết 2)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 8: Chủ nghĩa xã hội
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm thành phần kinh tế, tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
- Hiểu được khái niệm, nội dung và vai trò của từng thành phần kinh tế ở nước ta.
2. Về kĩ năng
- Biết quan sát thực tiễn thấy được sự tồn tại và hoạt động của các thành phần kinh tế.
- Phân biệt được các thành phần kinh tế ở đại phương.
3. Về thái độ
Tin tưởng ủng hộ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 11
- SGK KTCT Mác-Lênin, câu hỏi tình huống
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước?
3. Học bài mới
Hiện nay hàng hoá nhiều, phong phú, đa dạng, chất lượng cao, giá cả hợp lý, đời sống nhân dân được cải thiện. Cuộc sống trong thời kì đổi mới có nhiều khởi sắc. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó? Đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức cần đạt |
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế đặc trưng bởi hình thức sở hữu nhất định về TLSX. Do đó thành phần kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định, trong đó căn cứ vào QHSX nào thống trị để xác định từng thành phần cụ thể. ? Vậy theo em thành phần kinh tế có liên quan đến sở hữu gì? thể hiện mối quan hệ giữa cái gì? Từ khái niệm thành phần kinh tế ta cần xem xét TPKT trên hai mặt. ? Khái niệm TPKT được xem xét trên mặt pháp lí được thể hiện như thế nào?
? Khái niệm TPKT được xem xét trên mặt kinh tế được thể hiện như thế nào? (Mục đích và hiệu quả kinh tế như lợi nhuận, lợi tức, lợi tức cổ phần, địa tô…) ? Theo em ở nước ta hiện nay có mấy hình thức sở hữu? em hiểu như thế nào về các hình thức sở hữu đó? ? Tại sao trong thời kì quá độ đi lên CNXH ở nước ta lại tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần? ? Ở nước ta hiện nay có mấy thành phần kinh tế?
Cho học sinh đọc phần “b” trong sách giáo khoa trang 58 đến trang 60. ? Thành phần kinh tế nhà nước dựa trên hình thức sở hữu gì?
? Thành phần kinh tế nhà nước có vai trò như thế nào? ? Thành phần kinh tế nhà nước có những hình thức nào?
? Thành phần kinh tế tập thể dựa trên hình thức sở hữu gì? ? Thành phần kinh tế tập thể có vai trò như thế nào?
? Thành phần kinh tế tập thể có những hình thức nào? ? Thành phần kinh tế tư nhân dựa trên hình thức sở hữu gì?
? Thành phần kinh tế tư nhân có vai trò như thế nào? ? Thành phần kinh tế tư nhân có những hình thức nào?
? Thành phần kinh tế tư bản nhà nước dựa trên hình thức sở hữu gì? ? Thành phần kinh tế tư bản nhà nước có vai trò như thế nào?
? Thành phần kinh tế tư bản nhà nước có những hình thức nào? ? Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dựa trên hình thức sở hữu gì?
? Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò như thế nào? ? Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có những hình thức nào? |
1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần. a. Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần. - Khái niệm thành phần kinh tế: + Có liên quan đến sở hữu tư liệu sản xuất và thể hiện mối quan hệ giữa con người với việc chiếm hữu tư liệu sản xuất. + Khái niệm: là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức Sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. - Khái niệm được xem xét. + Pháp lí: quyền sở hữu về tư liệu sản xuất như: chi phối, quản lí, sử dụng, thừa kế, chuyển nhượng… + Kinh tế: gắn với mục đích và hiệu quả kinh tế của sở hữu tu liệu sản xuất. - Các hình thức sở hữu: + Sở hữu nhà nước + Sở hữu tập thể + Sở hữu tư nhân - Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành ở nước ta. + Về mặt lí luận: trong thời kì quá độ đi lên CNXH của bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. + Về mặt thực tiễn: số lượng thành phần kinh tế tuỳ từng nước, từng thời kì.
b. Các thành phần kinh tế ở nước ta. - Thành phần kinh tế nhà nước. + Khái niệm: Sở hữu nhà nước về TLSX + Vai trò: chủ đạo trong nền kinh tế + Hình thức: TNTN, ngân sách, NH NN, quỹ dự trữ, DN NN… - Thành phần kinh tế tập thể. + Khái niệm: Sở hữu tập thể về TLSX + Vai trò: nền tảng trong nền kinh tế + Hình thức: HTX là nòng cốt dựa trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi - Thành phần kinh tế tư nhân. + Khái niệm: Sở hữu tư nhân về TLSX và sử dụng lao động làm thuê. + Vai trò: phát huy nhanh và có hiệu quả sức lao động, tay nghề, thời gian lao động… + Hình thức: Kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, doanh nghiệp tư nhân… - Thành phần kinh tế tư bản nhà nước. + Khái niệm: Sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế NN với TBTN trong và ngoài nước. + Vai trò: thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lí, sản xuất kinh doanh… + Hình thức: liên doanh giữa nhà nước với tư bản trong và ngoài nước… - Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. + Khái niệm: Sở hữu 100% vốn nước ngoài + Vai trò: thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lí, sản xuất kinh doanh… + Hình thức: công ty, doanh nghiệp có 100% vốn của nước ngoài SX-KD ở Việt Nam…
c. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền KT nhiều thành phần. - Tin tưởng, chấp hành đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. - Tham gia lao động sản xuất ở gia đình - Vận động người thân vào SX-KD - Tổ chức SX-KD theo đúng pháp luật - Chủ động tìm kiếm việc làm |
4. Củng cố.
Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết và cho học sinh vẽ sơ đồ các thành phần kinh tế
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà làm các bài tập còn lại ở cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.