Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 6: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (tiết 1)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 15 Tháng mười một, 2017

Giáo án môn GDCD lớp 11

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 6: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (tiết 2) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 6: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (tiết 2)

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức

  • Học sinh nắm được khái niệm và tính tất yếu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa
  • Học sinh nắm được tác dụng to lớn của công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta.

2. Về kĩ năng

Hiểu được tình hình và trình độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở các nước và ở nước ta.

3. Về thái độ

  • Nâng cao lòng tin vào đường lối công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước ta.
  • Xác định đúng tinh thần, thái độ, trách nhiệm công dân

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  • SGK, SGV GDCD 11
  • SGK KTCT Mác-Lênin
  • Những nội dung có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Học bài mới

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đồng thời xác định công nghiệp hóa - hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vậy công nghiệp hóa - hiện đại hóa là gì…

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Cho học sinh đọc phần “a-1”

? Bằng kiến thức lịch sử em hãy cho biết nhân loại đã trải qua mấy cuộc CM KHKT?

(Hai lần)

? Vậy cuộc cách mạng KHKT lần I diễn ra vào khoảng thời gian nào? ở đâu?

? Vậy em hiểu thế nào là CNH?

? Bằng kiến thức lịch sử em hãy cho biết cuộc cách mạng KHKT lần II diễn ra vào khoảng thời gian nào?

? Tác dụng của cách mạng kĩ thuật đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội?

? Vậy em hiểu thế nào là hiện đại hoá

? Em hãy nêu những thành tựu cơ bản của CM KHKT lần I và II?

Cho học sinh phân tích khái niệm và chia ra các ý chính của khái niệm.

? Nội dung của quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện được biểu hiện như thế nào?

? Phương pháp của qúa trình chuyển đổi căn bản toàn diện được thể hiện như thế nào?

? Mục đích của quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện được thể hiện như thế nào?

Yêu cầu học sinh giải thích mối quan hệ công nghiệp hóa với hiện đại hóa trong thời đại ngày nay tại sao đòi hỏi nước ta thực hiện công nghiệp hóa hiện đại.

? Theo em nước thực hiện CNH muộn, vậy muốn rút ngắn khoảng cách tụt hậu chúng ta phải thực hiện CNH như thế nào? (nội sinh hoá và ngoại sinh hoá)

? Em hiểu thế nào là nội sinh hóa?

? Em hiểu thế nào là ngoại sinh hoá?

? Theo em tại sao nước ta phải lựu chọn và thực hiện công nghiệp hóa rút ngắn hiện đại?

? Em hãy cho biết thực trạng CSVCKT của nước ta hiện nay? Chúng ta phải làm gì?

? Theo em thu nhập ở nước ta cao hay thấp? So sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới về kinh tế, KHKT? để rút ngắn khoảng cách tụt hậu đó c.ta phải làm gì?

? Năng xuất lao động ở nước ta đã cao chưa? Sản phẩm làm ra chủ yếu ở dạng nào? và chúng ta phải làm gì?

? Em hãy chứng minh tác dụng to lớn do CNH-HĐH mang lại?

Sự phát triển của LLSX, QHSX

Sự phát triển văn hoá XH

Đối ngoại và AN-QP

? Em hãy liên hệ với thực tiễn ở địa phương do CNH-HĐH mang lại?

1. Khái niệm công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

a. Khái niệm công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

- CM KHKT I: (30-TK XVIII ở Anh): chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí.

+ CNH: là chuyển từ hoạt động sản xuất thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí.

- CM KHKT II: (50-TK XX): chuyển từ lao động cơ khí sang tự động hoá.

+ HĐH: là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh và quản lí KTXH.

- Khái niệm CNH-HĐH: (SGK trang 50)

- Qua trình chuyển đổi căn bản toàn diện:

+ Nội dung: HĐKT và quản lí KTXH

+ Phương pháp: chuyển từ lao động thủ công sang công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại.

+ Mục đích: đạt năng xuất lao động cao

- Nước ta thực hiện CNH rút ngắn bằng hai cách:

+ Nội sinh hoá: ứng dụng thành tựu KHCN để tự tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật

+ Ngoại sinh hoá: nhận chuyển giao KTCN từ các nước tiên tiến để xây dựng CSVC

- Căn cứ để thực hiện CNH rút ngắn:

+ Nhân loại đã trải qua hai CM KHKT

+ Thành tựu hơn 26 năm đổi mới

+ Xu hướng toàn cầu hoá và HNKTQT

+ Yêu cầu thu hẹp khoảng cách tụt hậu

b. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

- Tính tất yếu khách quan của CNH-HĐH

+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH.

+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, khoa học công nghệ.

+ Do yêu cầu phải tạo ra NSLĐ xã hội cao

- Tác dụng của CNH-HĐH.

+ Tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội

+ Củng cố quan hệ sản xuất XHCN, tăng cường vai trò của Nhà nước

+ Tạo tiền đề phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Xây dựng kinh tế tự chủ và chủ động HNQT, tăng cường tiềm lực ANQP.

4. Củng cố.

Hệ thống lại KT cơ bản của tiết

Những tiền đề để tiến hành CNH-HĐH trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta.

  • Huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả
  • Nguồn nhân lực
  • Tiềm lực khoa học kĩ thuật
  • Quan hệ kinh tế đối ngoại
  • Sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

5. Dăn dò nhắc nhở.

Về nhà trả lời các câu hỏi cuối phần bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp

15 Tháng mười một, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm