Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Admin
Admin 14 Tháng mười một, 2017

Giáo án môn GDCD lớp 11

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 6: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức

Nêu được khái niệm, mối quan hệ, sự vận dụng quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.

2. Về kĩ năng

Biết giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung – cầu của một loại sản phẩm ở địa phương.

3. Về thái độ

Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

SGK, SGV GDCD 11, Bài tập và câu hỏi tình huống GDCD 11, sơ đồ, bảng biểu

III. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Em hãy nêu nguyên nhân và mục đích của cạnh tranh? chỉ ra tính hai mặt của cạnh tranh trên thị trường?

3. Học bài mới

Cung - cầu có mối quan hệ như thế nào? tại sao người sản xuất và kinh doanh lại phải dựa trên mối quan hệ cung – cầu, khi nào người sản xuất và người tiêu dùng có lợi? để làm sáng tỏ nội dung này chúng ta cùng đi tim hiểu bài 5.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải lao động sản xuất tạo ra vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình và nhu cầu của người khác.

? Theo em mục đích của sản xuất hàng hoá để làm gì?

(Mục đích của sản xuất là để tiêu dùng và bán)

? Khi sản phẩm trở thành hàng hóa trên thị trường thì xuất hiện mối quan hệ gì

(Mối quan hệ cung – cầu)

Do sự phân công lao động cho nên mỗi người làm ra một hoặc một vài sản phẩm, nhưng nhu cầu của con người thì nhiều vì vậy con người phải trao đổi hàng hoá với nhau từ đó xuất hiện cầu về hàng hoá.

Giáo viên đưa ra sơ đồ về Cầu và cho học sinh đọc khái niệm Cầu để học sinh nắm được khái niệm Cầu.

? Nhìn vào sơ đồ em hiểu thế nào là Cầu?

? Theo em tại sao Giá cả và số lượng Cầu lại tỉ lệ nghịch với nhau?

? Theo em có những yếu tố nào tác động đến Cầu?

? Trong các yếu tố đó thì yếu tố nào quan trọng nhất?

? Theo em có những loại nhu cầu nào?

? Em mơ ước có một chiếc ô tô, vậy đấy có phải là nhu cầu hay không? vì sao?

Cung hàng hoá tức đáp ứng nhu cầu về hàng hoá của người tiêu dùng

Giáo viên đưa ra sơ đồ về Cung và cho học sinh đọc khái niệm Cung để học sinh nắm được khái niệm Cung.

? Nhìn vào sơ đồ em hiểu thế nào là Cung?

? Theo em có những yếu tố nào tác động đến Cung?

? Trong các yếu tố đó thì yếu tố nào là quan trọng nhất?

Thông qua sơ đồ giáo viên phân tích cho học sinh nắm được mqhệ Cung - Cầu. Nhìn vao sơ đồ ta thấy người mua (đường Cầu) người bán (đường Cung) họ gặp nhau tại (điểm I) tạo nên mối quan hệ Cung - Cầu.

? Chủ thể của mối quan hệ cung - cầu là ai? Và mối quan hệ nhằm xác định cái gì?

? Theo em Cung - Cầu tác động lẫn nhau như thế nào?

? Theo em Cung - Cầu ánh hưởng đến giá cả thị trường như thế nào?

? Theo em giá của thị trường có ảnh hưởng như thế nào đến Cung - Cầu?

Giáo viên giúp học sinh nắm được sự vận dụng quan hệ Cung - Cầu thích ứng của nhà nước, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dung.

? Theo em Nhà nước phải vận dụng mối quan hệ cung – cầu như thế nào?

? Theo em người sản xuất kinh doanh phải vận dụng mối quan hệ cung – cầu như thế nào?

? Theo em người tiêu dùng phải vận dụng mối quan cung – cầu như thế nào?

1. Khái niệm Cung - Cầu

a. Khái niệm

Cầu

giáo án môn GDCD

a: là đường Cầu

P: là mức giá cả thị trường

Q: số lượng

- Khái niệm: là hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

Lưu ý: Giá cả và số lượng cầu tỉ lệ nghịch với nhau

- Yếu tố tác động đến cầu: Thu nhập, giá cả, thị hiếu, lãi suất, sức mua của đồng tiền…trong đó giá cả là yếu tố quan trọng nhất.

- Các loại nhu cầu: nhu cầu cho sản xuất và cầu cho tiêu dùng nhưng nhu cầu phải có khả năng thanh toán

b. Khái niệm

Cung

giáo án môn GDCD

b: là đường Cung

P: là mức giá cả hành hoá

Q: là số lượng cung

- Khái niệm: Là tổng khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người sản xuất sẽ sản xuất và sẽ bán ra trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.

Lưu ý: Giá cả và số lượng cung tỉ lệ thuận với nhau

- Yếu tố tác động đến cung: Khả năng sản xuất, năng xuất lao động, chi phí sản xuất, giá cả, các yếu tố sản xuất được sử dụng, sản lượng và chất lượng các nguồn lực…Trong đó giá cả là yếu tố trọng tâm.

2. Mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.

a. Nội dung quan hệ cung - cầu

Thể hiện quan hệ giữa người mua – bán, giữa sản xuất – tiêu dùng => để xác định giá cả và số lượng hàng hoá.

giáo án môn GDCD

- Cung – Cầu tác động lẫn nhau

+ Khi cầu tăng => mở rộng sản xuất => cung tăng

+ Khi cầu giảm => sản xuất giảm => cung giảm

- Cung – Cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường

+ Khi Cung = Cầu thì giá cả = giá trị

+ Khi Cung > Cầu thì giá cả < giá trị

+ Khi Cung < Cầu thì giá cả > giá trị

- Giá cả ảnh hưởng đến Cung – Cầu

+ Giá cả tăng => mở rộng SX => cung tăng và cầu giảm khi thu nhập không tăng

+ Giá cả giảm => sản xuất giảm => cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập không tăng

b. Vai trò của quan hệ cung – cầu (không dạy)

3. Vận dụng quan hệ Cung- Cầu

- Đối với nhà nước

+ Khi cung < cầu do khách quan, điều tiết bằng cách sử dụng lực lượng dự trữ để giảm giá và tăng cung

+ Khi cung < cầu do tự phát, đầu cơ, tích trữ thì điều tiết băng cách xử lí vi phạm pháp luật, sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia để tăng cung

+ Khi cung > cầu quá nhiều thì phải kích cầu như tăng lương, tăng đầu tư…để tăng cầu

- Đối với người sản xuất, kinh doanh

+ Cung > Cầu thì thu hẹp sản xuất kinh doanh

+ Cung < Cầu thì mở rộng sản xuất kinh doanh

- Đối với người tiêu dùng

+ Cung < Cầu thì giảm mua

+ Cung > Cầu thì tăng mua

4. Củng cố

  • Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài
  • Cho học sinh lấy ví dụ thực tế ở địa phương có liên quan đến bài học

5. Dặn dò nhắc nhở

Về nhà ôn tập các bài đã học để giờ sau kiểm tra 1 tiết


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm