Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (tiết 3)

Admin
Admin 15 Tháng mười một, 2017

Giáo án môn GDCD lớp 11

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ văn hóa (tiết 3) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức

  • Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay.
  • Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách GD&ĐT, KH&CN, văn hoá của nhà nước.

2. Về kĩ năng

Biết tham gia và tuyên truyền và thực hiện chính sách văn hoá phù hợp với khả năng của bản thân. Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách văn hoá

3. Về thái độ

Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách văn hóa của Nhà nước. Có ý thức phê phán việc làm vi phạm chính sách văn hoá của nhà nước.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  • SGK, SGV GDCD 11
  • Sách bài tập tình huống GDCD 11
  • Những nội dung có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Em hãy nêu nhiệm vụ và phương hướng cơ bản của chính sách KH&CN ở nước ta hiện nay?

3. Học bài mới

Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là nhiệm vụ lớn của Đảng, của toàn dân trong những năm tới. Vậy nhà nước đề ra những nhiệm vụ, phương hướng gì để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu tiếp bài 13…

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Giáo viên kết hợp phương pháp nêu vấn đề với giảng giải bằng cách nêu ra các câu hỏi để học sinh hiểu được nền văn hoá tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc và những biểu hiện của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.

? Em hiểu văn hóa là gì?

? Theo em văn hoá có vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần của xã hội?

? Vì sao VH là nền tảng tinh thần của xã hội?

Vì: Văn hóa là một hệ thống các giá trị của dân tộc, từ đó tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội, vượt qua khó khăn để tồn tại và không ngừng phát triển.

? Tại sao nói văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội?

Vì: + Văn hóa là mục tiêu phát triển: Mục tiêu

xây dựng một xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” chính là mục tiêu văn hóa.

+ Văn hóa là động lực: Là cội nguồn của sự phát triển, Vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế, trong việc điều chỉnh lối sống, trong vấn đề bảo vệ môi trường

? Theo em, trong giai đoạn hiện nay văn hoá có nhiệm vụ gì?

? Theo em, em hiểu thế nào là nền văn hoá tiên tiến?

? Theo em, em hiểu thế nào là nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc?

? Em hãy nêu một số những biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam?

Bản sắc dân tộc của văn hoá là tổng thể những giá trị tinh hoa văn hoá vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của một dân tộc.

Ví dụ: Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là thành kính, tôn thờ Tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn tới những người đã sinh thành, dưỡng dục cho mình.

Để học sinh nắm được các phương hướng cơ bản của văn hoá giáo viên cho học sinh nêu tên các phương hướng, sau đó tập trung giảng giải kĩ phương hướng 1,2,3.

? Tại sao phải làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân?

Vì: CN MLN giúp ta nhận thức đúng về tự nhiên, xã hội và tư duy; TT HCM là sự vận dụng sáng tạo CN MLN tạo nên giá trị tinh thần => góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

? Theo em tại sao phải tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại?

Vì: Tiếp thu tư tưởng tiến bộ để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam

Phần này giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận lớp và kết luận, xác định trách nhiệm cho học sinh với tư cách là công dân trẻ đối với các lĩnh vực trên.

? Em hãy nêu ví dụ về hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa ở địa phương em?

? Em hãy nêu một số hành vi tiêu cực của học sinh trong học tập văn hóa?

3. Chính sách văn hoá.

a. Nhiệm vụ của văn hoá.

* Văn hoá là gì?

- Văn hoá là những giá trị do con người sáng tạo ra.

- Nghĩa rộng: văn hoá bao gồm những giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

- Nghĩa hẹp: Văn hóa bao gồm các giá trị tinh thần.

* Vai trò của văn hoá.

- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội.

- Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

- Văn hoá khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hoà giữa giá trị vật chất và tinh thần.

* Nhiệm vụ của văn hoá.

Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Tiên tiến: tinh thần yêu nước và tiến bộ theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM vì mục tiêu phát triển con người toàn diện.

- Đậm đà bản sắc dân tộc: giá trị tinh hoa văn hoá dân tộc Việt đó là: lòng yêu nước, ‎ý chí tự lực tự cường, ‎ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, sáng tạo, cần cù, giảm dị trong cuộc sống.

b. Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

- Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của dân tộc.

- Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại: tiếp thu tư tưởng tiến bộ để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam.

- Nâng cao sự hiểu biết và mức hưởng thụ văn hoá, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hoá của nhân dân.

4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách GD&ĐT, KH&CN, văn hoá.

- Tin tưởng, chấp hành chính sách của Đảng và nhà nước.

- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn.

- Trau dồi đạo đức, chiếm lĩnh khoa học.

- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.

4. Củng cố.

Hệ thống lại kiến thức cơ bản của toàn bài học: Chính sách GD&ĐT, KH&CN, được coi là quốc sách hàng đầu, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Ba chính sách này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy lẫn nhau nhằm xây dựng nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm