Giáo án Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản - Thực hành tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại
Giáo án môn Địa lý lớp 11
Giáo án Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản - Thực hành tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
Giáo án Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản - Các ngành kinh tế và vùng kinh tế
Giáo án Địa lý 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Tự nhiên, dân cư và xã hội
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét các số liệu, tư liệu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
BSL, Biểu đồ, tư liệu…
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Nội dung bài thực hành:
1. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.
- Biểu đồ thích hợp: Cột chồng (có thể vẽ biểu đồ miền).
- Gọi 2 HS lên bảng vẽ biểu đồ, HS khác nhận xét.
- GV đưa ra biểu đồ mẫu cho HS đối chiếu.
2. Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại
GV gọi lần lượt HS đọc rõ các thông tin trong SGK, HS khác chú ý nghe bạn đọc.
Yêu cầu: Dựa vào các thông tin, kết hợp biểu đồ đã vẽ, nêu đặc điểm khái quát về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
GV phát Phiếu học tập yêu cầu HS hoàn thành trong thời gian 5 phút.
Chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Xuất khẩu
Nhóm 2: Nhập khẩu
Nhóm 3: Các bạn hàng chủ yếu
Nhóm 4: Vốn FDI và ODA
Hoạt động kinh tế đối ngoại |
Đặc điểm khái quát |
Tác động đến sự phát triển kinh tế |
Xuất khẩu |
Chủ yếu sản phẩm công nghiệp chế biến, nhưng kim ngạch đang có xu hướng giảm |
- Thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển mạnh - Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. - Nâng cao vị thế trên trường quốc tế. |
Nhập khẩu |
Chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu công nghiệp, năng lượng, sản phẩm nông nghiệp, CN và KT nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu tăng. |
|
Bạn hàng chủ yếu |
Đa dạng trong quan hệ với bên ngoài trên mọi lĩnh vực, hiện quan tâm vào thị trường ASEAN. |
|
FDI |
Tranh thủ tài nguyên, sức lao động, tái xuất trở lại trong nước. Đang phát triển nhanh. |
|
ODA |
Tích cực viện trợ góp phần tích cực cho phát triển kinh tế của Nhật ® xuất khẩu vào NIC, ASEAN tăng nhanh. |
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
- Dựa vào bảng số liệu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản chon biểu đồ nào để thể hiện là thích hợp nhất? Tại sao chon biểu đồ đó?
- Nêu những đặc điểm khái quát về kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
- GV bổ sung thêm một số kiến thức về vị thế của Nhật Bản trên thế giới:
Vị thế của Nhật Bản 2004:
- GDP: chiếm 11,3% thế giới
- GDP/người đứng thứ 11/173 quốc gia.
- Chỉ tiêu HDI: 9/173 quốc gia.
- Chỉ số phát triển thế giới GDI :11/146 quốc gia
- Xuất khẩu: 6,25% thế giới.
Quan hệ với Việt Nam: thiết lập quan hệ từ 1/9/1973, nối lại viện trợ ODA cho VN từ 1991
Năm 2004: VN xuất khẩu sang Nhật đạt 3,5 tỉ USD, Nhập hàng của Nhật hơn 2,7 tỉ USD.