Giáo án Địa lý 11 bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Tây Nam Á và Trung Á

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 27 Tháng chín, 2017

Giáo án môn Địa lý lớp 11

Giáo án Địa lý 11 bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Tây Nam Á và Trung Á để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý 11 bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Châu Phi

Giáo án Địa lý 11 bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Mĩ Latinh

Giáo án Địa lý 11 bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì - Tự nhiên và dân cư

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

  • Mô tả được đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư- xã hội của khu vực Tây Nam Á, Trung Á.
  • Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
  • Hiểu được các vấn đề chính của khu vực- các vấn đề đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố.

2. Kĩ năng:

  • Sử dụng bản đồ các nước trên thế giới, lược đồ Tây Nam Á, Trung Á, phân tích được vị trí địa lí của hai khu vực.
  • Đọc và phân tích được bảng số liệu thống kê để rút ra các nhận định cần thiết.
  • Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị, thời sự quốc tế.

3. Thái độ: Nhận thức đúng đắn các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Tây Á.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

  • Bản đồ tự nhiên châu Á.
  • Phóng to các biểu đồ, lược đồ trong SGK.
  • Phóng to H.5.8 từ SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

  1. Ổn định lớp:
  2. Kiểm tra bài cũ:
  3. Vào bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Hoạt động 1: Cá nhân/ nhóm

Bước 1: GV giới thiệu trên bản đồ phạm vi khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. Yêu cầu HS xác định kênh đào Xuy ê trên bản đồ?

Bước 2: GV chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ:

- Nhóm 1: Quan sát H.5.5 và bản đồ tự nhiên châu Á, hãy điền các thông tin về Tây Nam Á vào phiếu học tập số 1.

- Nhóm 2: Quan sát H.5.5 và bản đồ tự nhiên châu Á, hãy điền các thông tin về Trung Á vào phiếu học tập số 1.

* Phiếu học tập số 1:

Đặc điểm nổi bật

Khu vực Tây Nam Á

Khu vực Trung Á

Số quốc gia

Diện tích

Dân số

Vị trí địa lí

Ý nghĩa vị trí địa lí

Đặc trưng về điều kiện tự nhiên

Tài nguyên, khoáng sản

Đặc điểm xã nổi bật

Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày, GV đưa thông tin phản hồi, nhận xét và chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: Nhóm

Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm phân tích H.5.8 tìm hiểu vai trò của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á trong việc cung cấp dầu mỏ trên thế giới.

- Nhóm 1: Tính lượng dầu mỏ của các khu vực có thể xuất khẩu, rút ra nhận xét.

- Nhóm 2: So sánh lượng dầu mỏ có khả năng xuất khẩu của khu vực với các khu vực còn lại . Từ đó rút ra kết luận.

- Nhóm 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nguồn dầu mỏ của khu vực với các sự kiện chính trị lớn của thế giới trong hai thập niên vừa qua?

Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung, GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động 3: Cả lớp

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK, bản đồ thế giới và kiến thức đã học, hãy cho biết:

- Vấn đề gì nãy sinh lâu dài nhất ở khu vực Tây Nam Á? Vấn đề đó cần giải quyết như thế nào?

- Trung Á hiện nay đang tồn tại vấn đề gì? Cần giải quyết vấn đề đó như thế nào?

Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.

I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khực Trung Á.

1. Tây Nam Á:

- Có 20 quốc gia.

- Diện tích: Khoảng 7 triệu km2.

- Dân số: Gần 323 triệu người.

- Vị trí địa lí: Nằm ở Tây Nam châu Á, nơi tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên kênh đào Xuy ê là đường hằng hải quốc tế quan trọng từ Á sang Âu..

- Ý nghĩa: Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.

- Đặc trưng về điều kiện tự nhiên: Khí hậu khô, nóng, nhiều núi, cao nguyên và hoang mạc.

- Tài nguyên, khoáng sản: Giàu dầu mỏ nhát thế giới: 50% trử lượng dầu mỏ thế giới.

- Đặc điểm xã hội nổi bật:

+ Là cái nôi của nền văn minh nhân loại.

+ Phần lớn dân cư theo đạo hồi.

2. Trung Á:

- Có 6 quốc gia (5 quốc gia thuộc Liên Bang Xô Viết cũ và Mông Cổ).

- Diện tích: 5,6 triệu km2.

- Dân số: Hơn 80 triệu người.

- Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á- Âu, không tiếp giáp với đại dương.

- Ý nghĩa: Có vị trí chiến lược về kinh tế, quân sự: tiếp giáp với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á.

- Đặc trưng về điều kiện tự nhiên: Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới lục địa, nhiều thảo nguyên và hoang mạc.

- Đặc điểm xã hội nổi bật:

+ Đa dân tộc, vùng có sự giao thoa văn hoá Đông Tây.

+ Phần lớn dân cư theo đạo hồi.

II. Một số vấn đề của khu vực:

1. Vai trò cung cấp dầu mỏ.

- Khu vực Tây Nam Á là nguồn cung cấp dầu mỏ lớn của thế giới.

- Khu vực Trung Á tuy hiện nay khai thác dầu mỏ chưa nhiều nhưng có tiềm năng lớn.

=> Ảnh hưởng đến giá dầu và sự phát triển kinh tế của thế giới.

2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố.

a. Thực trạng:

Luôn xẩy ra các cuộc chiến tranh, xung đột, nạn khủng bố.

Ví dụ: Xung đột dai dẳng giữa người Ả-rập và Do Thái. Chiến tranh I ran với I rắc; giữa I rắc với Cô oét…

b. Nguyên nhân:

Do tranh chấp quyền lợi; khác biệt về tư tưởng, định kiên kiến về tôn giáo, dân tộc; các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi

IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ:

A. Trắc nghiệm:

1. Ý nào đúng nhất khi nói về vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á?

A. Nơi tiếp giáp của hai đại lục và ba châu lục.

B. Ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp với hai đại lục và ba châu lục.

C. Tiếp giáp với biển Ca-xpia và biển đen.

D. Tiếp giáp với Địa Trung Hải.

2. Vị trí của Tây Nam Á rất quan trọng bởi vì:

A. Là cầu nối giữa hai đại lục và ba châu lục.

B. Nằm án ngữ đường thông thương hàng hải gần nhất từ châu Á sang châu Âu.

C. Nằm ở trung tâm các nền văn háo, văn minh trong lịch sử thế giới.

D. Tất cả các ý trên.

B. Tự luận:

1. Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á, lược đồ khu vực Tây Nam Á phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á.

2. Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á, lược đồ khu vực Trung Á phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Trung Á.

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

Làm bài tập ở SGK.

27 Tháng chín, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm