Giáo án Địa lý 11 Bài 1

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 27 Tháng tám, 2018

Giáo án Địa lý lớp 11

Giáo án Địa lý 11 bài 1 với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học giúp các em học sinh dễ dàng nắm được kiến thức bài học. Giáo án môn Địa lớp 11 này cũng giúp các thầy cô trình bày được đặc điểm nổi bật và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.

Giáo án Địa lí lớp 11 cơ bản

Bài giảng Địa lý 11 Bài 1

Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.

1/ Kiến thức:

  • Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NICs).
  • Trình bày được đặc điểm nổi bật và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.

2/ Kĩ năng:

  • Nhận xét được sự phân bố các nhóm nước trên hình 1.
  • Phân tích được bảng số liệu về kinh tế xã hội của từng nhóm nước.

3/ Thái độ:

  • Xác định trách nhiệm học tập của bản thân để thích ứng với cuộc CMKH&CNHĐ.

*Tích hợp GD KNS:

  • Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ vế đặc điểm đa dạng của nền kinh tế thế giới, ứng xử hòa nhã với bạn bè trong làm việc nhóm.
  • Tư duy: Bình luận, tìm, phân tích số liệu, thông tin về trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau giữa các nhóm nước.
  • Làm chủ bản thân: Hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Giáo án, Bản đồ các nước trên thế giới, phiếu học tập.
  • HS: Đọc trước bài, xem thêm bản đồ các nước trên thế giới ở SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP:

  • Đàm thoại gợi mở.
  • Thảo luận nhóm.
  • Sử dụng đồ dùng trực quan.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định, tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số + Nề nếp.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới.

a. Đặt vấn đề: Trên thế giới hiện có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Trong quá trình phát triển, số các nước này phân hóa làm hai nhóm nước. Hai nhóm nước này có sự tương phản nhau về trình độ phát triển KT. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự khác biệt đó, đồng thời nghiên cứu về vai trò, ảnh hưởng của cuộc cách mạng KHCNHĐ.

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS

NỘI DUNG CHÍNH

HĐ 1: Tìm hiễu về sự phân chia thành các nhóm nước trên thế giới (Cả lớp).

*Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào Sgk và hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi:
+ Hiện nay trên thế giới được phân thành những nhóm nước nào?
+ Các nhóm nước đó có những đặc trưng gì về GDP bình quân đầu người, đầu tư nước ngoài, nợ nước ngoài, chỉ số HDI?

*Bước 2: HS trình bày, các HS khác bổ sung.

*Bước 3: GV yêu cầu HS dựa vào hình 1 SGK để xác định các nước có GDP/người cao và thấp? Các nước đố được xếp vào nhóm nước nào?

*Bước 4: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.

I. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM NƯỚC.

Hiện nay trên thế giới phân thành hai nhóm nước:

+ Nhóm nước phát triển: Có GDP/người cao, đầu tư nước ngoài nhiều, chỉ số HDI ở mức cao.

+ Nhóm nước đang phát triển: Có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều, chỉ số HDI ở mức thấp.

+ Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NICs) như: Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Braxin.

Các nước có GDP/người khác nhau:

+ Các nước có GDP/người cao: Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Ôxtrâylia.

+ Các nước có GDP/người thấp: Các nước châu Phi, châu Á, Mĩ Latinh.

Mời tham khảo: Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

27 Tháng tám, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm