Giáo án Địa lý 10 bài 16: Sóng - Thủy triều - Dòng biển

Admin
Admin 04 Tháng mười hai, 2017

Giáo án Địa lý 10

Giáo án Địa lý 10 bài 16: Sóng - Thủy triều - Dòng biển giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, phát triển kỹ năng sữ dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.

Giáo án Địa lý 10 bài 14: Thực hành sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái đất

Giáo án Địa lý 10 bài 15: Thủy quyển - Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông - Một số sông lớn trên Trái đất

Giáo án Địa lý 10 bài: Ôn tập chương 3

I. Mục tiêu bài học.

Sau bài học, HS cần

1. Kiến thức.

  • Biết được nguyên nhân hình thành sóng thần, sóng biển.
  • Hiểu rõ vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất đã ảnh hưởng đến thuỷ triều như thế nào.
  • Nhận biết được sự phân bố của các dòng biển lớn trên các đại dương cũng có những quy luật nhất định.

2. Kĩ năng

Biết phân tích hình vẽ, tranh ảnh và bản đồ để đi đến nội dung bài học.

3. Thái độ, hành vi

Nhận thức được nguyên nhân sinh ra thuỷ triều. Biết được cách vận dụng hiện tượng này trong cuộc sống.

II. Thiết bị dạy học.

  • Vẽ phóng to các hình 16.1, 16.2, 16.3 trong SGK.
  • Bản đồ Tự nhiên thế giới,
  • Tập bản đồ thế giới và các châu lục.

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

3. Dạy bài mới.

Mở bài: Thỉnh thoảng ta vẫn nghe nói “Biển lặng”. Có bao giờ biển hoàn toàn tĩnh lặng? Thực tế biển luôn luôn vận động. Em nào còn nhớ biển chuyển động dưới những dạng nào? Trên cơ sở những kiến thức đã học ở lớp 6, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn về sóng, thuỷ triều và dòng biển.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

HĐ1: cả lớp.

+ GV: cho HS đọc SGK, nghien cứu và trả lời các câu hỏi:

- Sóng là gì?

- Nguyên nhân gây ra sóng?

- Thế nào là sóng bạc đầu?

- Mô tả sóng thần và nguyên nhân gây ra sóng thần?

+ HS: trả lời.

+ GV: chuẩn kiến thức sau đó bổ sung thêm các câu hỏi:

- Em biết gì về đợt sóng thần gần đây nhất của nhân loại?

- Làm thế nào để biết sóng thần sắp xảy ra?

→ GV bổ sung các dấu hiệu để nhận biết sóng thần.

HĐ2: cả lớp.

+ GV: yêu cầu HS b\nghiên cứu kĩ các hình trong SGK, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

- Thuỷ triều là gì?

- Nguyên nhân hình thành thuỷ triều.

- Khi nào giao động thuỷ triều lớn nhất? Lúc đó ở Trái Đất sẽ nhìn thấy Mặt Trăng như thế nào?

- Khi nào giao động thuỷ triều nhỏ nhất? Lúc đó Trái đất sẽ nhìn thấy Mặt Trăng như thế nào?

- Nghiên cứu về thuỷ triều có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất và quân sự?

+ HS: suy nghĩ và trả lời.

+ GV: chuẩn kiến thức.

HĐ3: nhóm nhỏ

+ GV: yêu cầu HS quan sát bản đồ Tự nhiên thế giới và SGK để thảo luận theo yêu cầu:

- Nơi xuất phát , hướng chảy và quá trình thay đổi hướng chảy của các dòng biển nóng ở hai bán cầu.

- Nơi xuất phát và quá trình thay đổi hướng chảy của các dòng biển lạnh ở hai bán cầu.

- Những dòng biển lạnh ở bán cầu bắc thường xuất phát ở khoảng vĩ độ nào? Ở bờ nào của đại dương, chảy về đâu?

- Sự đối xứng của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh giữa bờ đông và Tây đại dương khoảng vĩ tuyến 30o– 40o và vùng cực diển ra như thế nào?

+ HS: trả lời.

+ GV: chuẩn kiến thức.

I. Sóng biển

1. Khái niệm.

Là hình thức giao động của sóng biển theo chiều thẳng đứng.

2. Nguyên nhân.

Chủ yếu là do gió.

3. Sóng thần.

Có chiều cao và tốc độ rất lớn. Chủ yếu là do động đất gây ra.

II. Thuỷ triều.

1. Khái niệm.

Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương.

2. Nguyên nhân.

Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

3. Đặc điểm.

+ Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng thì giao động thuỷ triều lớn nhất.

+ Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm vuông góc với nhau thì giao động thuỷ triều nhỏ nhất.

III. Dòng biển.

1.Phân loại

Có hai loại: dòng biển nóng và dònh biển lạnh.

2. Phân bố

+ Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng Tây, khi gặp lục địa thì chuyển hướng chảy về cực.

+ Các dòng biển lạnh thường xuất phát khoảng vĩ tuyến 30o-40o chảy về Xích đạo.

+ Ở bán cầu bắc có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về phía Xích đạo.

+ Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.

+ Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng nhau qua hai bờ của các đại dương.

4. Đánh giá

Dựa vào hình 16.4 và kiến thức đã học, hãy cho biết:

  • Ở vùng chí tuyến, bờ nào của lục địa có khí hậu ảm, mưa nhiều, bờ nào của lục địa có khí hậu khô? Tại sao?
  • Ở vùng ôn đới, bờ đại dương nào có khí hậu lạnh, ít mưa, bờ lục địa nào có khí hậu ấm áp, mưa nhiều

5. Hoạt động nối tiếp.

HS làm bài tập và câu hỏi trong SGK trang 62.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm