Giáo án Địa lý 10 bài: Ôn tập chương 3
Giáo án Địa lý 10
Giáo án Địa lý 10 bài: Ôn tập chương 3 giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, phát triển kỹ năng sữ dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.
Giáo án Địa lý 10 bài 16: Sóng - Thủy triều - Dòng biển
I. Mục tiêu bài học.
Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức.
Giúp HS nắm vững kiến thức các chương đã học
- Hiểu biết về các vận động của trái Đất , hệ quả của các vận động đó
- Tác động của nội và ngoại lực đối với địa hình bề mặt Trái Đất
- Khí quyển
2. Kĩ năng.
Kỹ năng phân biệt các phép chiếu đồ, tính giờ địa phương khi biết giờ GMT , Từ các dạng địa hình nhận biết nhân tác hình thành , giải thích tác động của các vành đai khí áp ….
II. Thiết bị dạy học.
Các lược đồ và tranh ảnh trong SGK.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra vở thực hành.
3. Dạy bài mới.
Mở bài: Chúng ta đã được học về: bản đồ, các chuyển động của Trái Đất, cấu trúc Trái Đất… Hôm nay các em sẽ ôn lại chương I và chương II để nắm chắc hơn kiến thức cơ bản đã học chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
HĐ1: cả lớp. + GV: yêu cầu HS kết hợp giữa kiến thức đẫ học và SGK để trả lời các câu hỏi:
- Các đối tượng địa lí trên hình 22 được biểu hiện bằng những phương pháp nào? Các phương pháp đó thể hiện những nội dung nào của đối tượng địa lí. + HS: trả lời. + GV: chốt ý: - Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, cần nắm: * Đối tượng biểu hiện * Khả năng biểu hiện HĐ2: cá nhân. + GV: yêu cầu HS trả lời các câu hỏi. - Nêu khái niệm về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời, vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. - Trình bày hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. - Trình bày hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. + HS: trả lời. + GV: chuẩn kiến thức.
HĐ3: cả lớp + GV: nêu câu hỏi: - Em hãy nêu cấu trúc của Trái Đất và đặc điểm chính của mỗi lớp. - Trình bày nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng. + HS: trả lời + GV: chuẩn kiến thức HĐ4: nhóm + GV: chia lớp ra làm 4 nhóm: - Nhóm 1: phân tích tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. - Nhóm 2: Phân tích tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. - Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm các tầng khí quyển. Nhiệt độ trên Trái Đất được phân bố như thế nào? - Nhóm 4: Trình bày cơ chế hoạt động của các loại gió chính và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. + HS: thảo luận và sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả. + GV: chuẩn kiến thức HĐ5: Cả lớp GV sử dụng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn HS tái tạo ca kĩ năng: - Tính giờ theo công thức: Tm = To + m
| A. Lí thuyết 1. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. - Phương pháp kí hiệu - Phương pháp kí hiệu đường chuyển động - Phương pháp chấm điểm - Phương pháp bản đồ - biểu đồ
II. Vũ Trụ. Hệ quả chuyển động của Trái Đất. 1. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Sự luân phiên ngày đêm - Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế - Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể 2. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. - Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời - Các mùa trong măm - Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. III. Cấu trúc của Trái Đất. Khí quyển. + Cấu trúc của Trái Đất: có 3 lớp chính: + Nội dung cơ bản của Thuyết kiến tạo mảng
+ Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất: - Vận động theo phương thẳng đứng. - Vận động theo phương nằm ngang. + Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất: thông qua 4 quá trình: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. + Cấu trúc của khí quyển: 5 tầng. + Sự phân hoá nhiệt độ không khí trên Trái Đất: - Theo vĩ độ địa lí. - Theo lục địa và đại dương. - Theo địa hình. + Một số loại gió chính: Gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch, gió mùa, gió địa phương. + Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.
B. Kĩ năng - Phân biệt các phép chiếu đồ qua hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ - Tính giờ địa phương - Điền tên các lớp của Trái Đất trên hình vẽ - Điền tên các tầng của khí quyển trên hình vẽ - Điền tên các dãi cao hạ áp. Vẽ hướng và tên các loại gió chính. - Nhận xét biểu đồ phân bố lượng mưa trên Trái đất theo vĩ độ. |
4. Đánh giá.
Sự thay đổi các mùa có ảnh hưởng thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người?
5. Hoạt động nối tiếp.
- Về nhà ôn tập tốt để chuẩn bị cho tiết kiểm tra sắp tới.
- Đề kiểm tra sẽ có hai phần: Trắc nghiệm (2 điểm), tự luận (8 điểm)