Giáo án Địa lí 6: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án Địa lí 6 bài 9

Giáo án Địa lí 6: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa được biên soạn chi tiết, đầy đủ giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết.

Giáo án Địa lý lớp 6 - Bài 9

I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- HS cần nắm được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của Trái đất quanh Mặt trời.

- Có khái niệm về các đường: Chí tuyến Bắc, Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam.

2. Kĩ năng:

- Biết cách dùng Quả địa cầu và ngọn đèn để giải thích hiện thượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

3. Thái độ : giúp các em hiểu biết thêm về thiên nhiên,khí hậu của mỗi nước.

4. Định hướng phát triển năng lực;

- Năng lực chung: Tự học, hợp tác…

- Năng lực riêng: sử dụng hình ảnh, tranh vẽ

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên : 1 số tranh ảnh SGK

2. Chuẩn bị của học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập

Giải quyết vấn đề, trực quan, động não, đàm thoại gợi mở, làm việc cá nhân, nhóm, trình bày 1 phút

III: Tổ chức các hoạt động học tập

A. Hoạt động khởi động (Tình huống xuất phát)

1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa

2. Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh, cá nhân

3. Phương tiện: 1 số tranh ảnh về vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh mặt trời vào các ngày hạ chí và đông chí

+ Tranh ảnh hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các địa điểm có vĩ độ khác nhau

4. Các hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Giáo viên cung cấp hình ảnh hình 24 sgk cho hs xác định đường xích đạo, đường chí tuyến, trục của Trái Đất, nhận xét hướng nghiêng của trục, đường sáng tối

=> Những đường này ảnh hưởng như thế nào đến hiện tượng ngày đêm và các mùa trên Trái đất.

Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

B. Hình thành kiến thức mới:

HĐ1: Tìm hiểu Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất (Thời gian 25 phút)

1. Phương pháp kĩ thuật dạy học: Phương pháp Sử dụng tranh ảnh SGK, kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm.

HĐ của giáo viên và học sinh

Nội dung

1. Ngày đêm dài ngắn khác nhau ở hai bán cầu

Bước 1. Quan sát H24 và trả lời câu hỏi

? Tại sao trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối không trùng nhau

(Vì trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo là 66o33’ còn đường phân chia sáng tối là đường thẳng vuông góc với mặt đất)

- Dựa vào hình 24 cho biết:

? Vào ngày 22/6 ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?

(Cặp đôi): Quan sát hình hình 24. Điền vào phiếu học tập số 1 (phụ lục)

Bước 2. học sinh thực hiện nhiệm vụ trao đổi kết quả làm việc và ghi vào phiếu học tập số 1.Trong quá trình học sinh làm việc giáo viên quan sát theo dõi thái độ.

Bước 3. Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: giáo viên nhận xét bổ sung và chuẩn kiến thức

2. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các địa điểm có vĩ độ khác nhau:

Bước 1: quan sát hình 25 SGK

(4 nhóm) hoàn thành phiếu học tập số 2 phần phụ lục

Bước 2. học sinh thực hiện nhiệm vụ trao đổi kết quả làm việc và ghi vào phiếu học tập. Trong quá trình học sinh làm việc giáo viên quan sát theo dõi thái độ.

Bước 3. Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét bổ sung.

GV: Vì sao có hiện tượng dài ngắn khác nhau theo vĩ độ?

Bước 4: giáo viên nhận xét bổ sung và chuẩn kiến thức

1. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ

- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài bằng nhau

HĐ 2: Ở hai miền cực, số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa(Thời gian 10 phút)

1. Phương pháp kĩ thuật dạy học: Phương pháp Sử dụng tranh ảnh SGK, kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hình thức tổ chức: Cá nhân

HĐ của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 kết hợp tranh ảnh hình 25 và trả lời các câu hỏi

- Vào các ngày 22-6 và ngày 22-12 độ dài ngày đêm của điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam của 2 nửa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam là những đường gì?

- Ngày 22-6 và ngày 22-12 độ dài ngày, đêm ở 2 điểm cực như thế nào?

Bước 2. học sinh thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi.

Bước 3. Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: giáo viên nhận xét bổ sung và chuẩn kiến thức

 

2) Ở hai miền cực, số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa

- Vào ngày 22/6 và 22/12 các địa điểm nằm ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ

 

- Các địa điểm nằm từ 66o33’ Bắc và Nam đến 2 cực có số ngày có ngày, đêm dài 24 giờ dao động theo mùa từ 1 ngày đến 6 tháng

- Các địa điểm nằm ở cực B và N có ngày, đêm dài suốt 6 tháng

Phụ lục:

Phiếu học tập số 1:

Địa điểm

22/6

22/12

Độ dài

Độ dài

Ngày

Đêm

Ngày

Đêm

Nửa cầu Bắc

 

 

 

 

Nửa cầu Nam

 

 

 

 

Trả lời phiếu học tập số 1

Địa điểm

22/6

22/12

Độ dài

Độ dài

Ngày

Đêm

Ngày

Đêm

Nửa cầu Bắc

Dài

Ngắn

Ngắn

dài

Nửa cầu Nam

Ngắn

dài

Dài

Ngắn

Phiếu học tập số 2:

Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các địa điểm có vĩ độ khác nhau

Nửa cầu

Điểm

Vĩ độ

Thời gian ngày, đêm

Chênh lệch

Mùa

Kết Luận

Bắc

 

 

 

 

 

 

B

40°B

Ngày >đêm

Nhiều

A

20°B

Ngày >đêm

ít

Xích đạo

C

0°B

 

Ngày = đêm

 

 

xxx

 

 

A’

40°N

Ngày < đêm

Ít

 

 

B’

20°N

Ngày >đêm

Nhiều

 

 

 

 

Gợi ý: Nếu HS không trả lời được phần kết luận thì GV có thể gợi ý cho HS

Trả lời:

Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các địa điểm có vĩ độ khác nhau

Nửa cầu

Điểm

Vĩ độ

Thời gian ngày, đêm

Chênh lệch

Mùa

Kết Luận

Bắc

 

 

 

 

Hạ

Càng lên vĩ độ cao ngày càng dài ra, đêm càng ngắn lại

B

40°B

Ngày > đêm

Nhiều

A

20°B

Ngày > đêm

ít

Xích đạo

C

0°B

 

Ngày = đêm

 

 

xxx

Quanh năm ngày dài bằng đêm

 

A’

40°N

Ngày < đêm

Ít

Đông

Càng lên vĩ độ cao đêm càng dài ra, ngày càng ngắn lại

B’

20°N

Ngày < đêm

Nhiều

 

 

 

 

C. Các hoạt động luyện tập:

1. Lựa chọn câu trả lời đúng:

Câu 1: Vào các ngày các ngày 22 tháng 6 độ dài ngày đêm ở 2 cực như thế nào?

a. 6 tháng đêm, 6 tháng ngày.

b. 5 tháng đêm, 7 tháng ngày.

c. 4 tháng đêm, 8 tháng ngày.

d. 7 tháng đêm, 5 tháng ngày.

Câu 2: Các địa điểm nằm trên đường xích dạo quanh năm có ngày, đêm

a. dài ngắn khác nhau. b. dài ngắn như nhau.

c. ngày dài đêm ngắn. d. ngày ngắn đêm dài.

D. Hoạt động vận dụng mở rộng

1. Học sinh cho một số câu ca dao tục ngữ liên quan tới hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

2. Giải thích câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”

3. Tìm hiểu bài cấu tạo bên trong của Trái đất

Giáo án Địa lí 6 Theo định hướng năng lực: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm