Giáo án Địa lí 6: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
Giáo án Địa lí 6: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
Giáo án Địa lí 6 bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa được TimDapAnbiên soạn chi tiết, đầy đủ giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Giáo án Địa lý lớp 6 - Bài 21
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6
Bài 21. THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Học sinh biết cách đọc và khai thác thông tin, rút ra nhận xét về thời gian và lượng mưa của một địa phương được thể hiện trên biểu đồ.
2. Kĩ năng: Nhận biết được dạng biểu đồ. Phân tích và đọc biểu đồ.
3. Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP. Gợi mở, trình bày, vấn đáp, phân tích.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1p’)
2. Kiểm tra bài cũ. (5p’)
CH: Độ ẩm của không khí là gì?
Trả lời: Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG GHI BẢNG |
1. Hoạt động 1: (20p’) Bài 1. GV: Yêu cầu học sinh quan sát H55 (SGK) cho biết: - Những yếu tố nào được biểu hiện trên biểu đồ? (Học sinh trung bình) - Yếu tố nào được biểu hiện theo đường, yếu tố nào được biểu hiện theo cột? (Học sinh trung bình) - Trục bên nào biểu hiện nhiệt độ? Trục bên nào biểu hiện lượng mưa? (Học sinh trung bình) - Đơn vị biểu hiện lượng mưa và nhiệt độ là gì? (Học sinh trung bình) GV: Chuẩn kiến thức. + Hoạt động nhóm: 4 nhóm HS: Dựa vào bảng trị số vừa hoàn thành và H55 (SGK) cho biết: Nhóm 1, 2 Nhận xét về nhiệt độ. Nhóm 3, 4 nhận xét lượng mưa của Hà Nội. Thảo luận thống nhất ghi vào phiếu (5p’). - B3 thảo luận trước toàn lớp. Treo phiếu học tập – GV đưa đáp án các nhóm nhận xét - Lượng mưa: Mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8, 9. Còn mưa ít vào các tháng 10 – 4. - Nhiệt độ: Cao ở các tháng 6, 7, 8, 9. Thấp ở các tháng 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4. 2. Hoạt động 2: (16p’) Bài 2. GV: Yêu cầu học sinh quan sát H56 và H57 (SGK) cho biết: HS: Hoàn thành bảng thống kê (SGK) GV: Chuẩn kiến thức HS: Từ bảng ở bài 2 cho biết: - Biểu đồ nào của nửa cầu Bắc? (Học sinh trung bình) - Biểu đồ nào là của nửa cầu Nam? (Học sinh trung bình) |
I. Bài tập 1. 1. Nhiệt độ và lượng mưa. - Nhiệt độ biểu hiện theo đường. - Lượng mưa được biểu hiện theo hình cột. - Trục dọc bên phải (Nhiệt độ). - Trục dọc bên trái (Lượng mưa.. ) - Đơn vị thể hiện nhiệt độ là: 0C. - Đơn vị thể hiện lượng mưa là: mm 2. Ghi kết quả vào bảng. * Nhận xét: + Lượng mưa: Mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8, 9. Còn mưa ít vào các tháng 10 – 4 + Nhiệt độ: Cao ở các tháng 6, 7, 8, 9 Thấp ở các tháng 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4 II. Bài tập 2. 2. Bài tập 2 - Biểu đồ A (ở nửa cầu Bắc) - Biểu đồ B (ở nửa cầu Nam) |
3. Củng cố (2 phút)
- Giáo viên nhắc lại kiến thức của các bài tập.
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) Đọc trước bài 22
Giáo án Địa lí 6 Theo định hướng năng lực: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.