Giáo án Địa lí 6: Địa hình bề mặt Trái Đất

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Địa lí 6 bài 13, 14

Giáo án Địa lí 6: Địa hình bề mặt Trái Đất được TimDapAnbiên soạn chi tiết, đầy đủ giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Giáo án Địa lý lớp 6 - Bài 13, 14

I. LÝ DO XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ

- Nhằm kết nối các nội dung về kiến thức: Địa hình bề mặt Trái Đất với các bài kế tiếp trong chương trình Địa lí 6 (các nội dung có liên quan kiến thức với nhau)

- Do cách bố trí các bài học trong SGK Địa lí 6 phần địa hình bề mặt Trái Đất chưa hợp lí.

II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA

I- Các dạng địa hình bề mặt Trái Đất

1) Núi

2) Bình nguyên (Đồng bằng)

3) Cao nguyên

4) Đồi

II- Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn

- Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất

1) Núi và độ cao của núi

2) Núi già, núi trẻ

3) Địa hình cácxtơ và các hang động

- Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)

1) Bình nguyên (Đồng bằng)

2) Cao nguyên

3) Đồi

- Bài 16: Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn

(I.) III. MỤC TIÊU

Sau bài học, học sinh đạt được:

1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi, núi; ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được 4 dạng địa hình (núi, đồi, bình nguyên, cao nguyên) qua tranh ảnh, mô hình.

- Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn.

3. Thái độ: yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cảnh quan, di sản.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, sáng tạo và năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.

IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Núi

- Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi

- Biết đặc điểm khác nhau giữa núi già, núi trẻ; giữa độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối

- Nhận biết được dạng địa hình núi qua tranh ảnh, mô hình...

-

- Liên hệ vận dụng thực tế về ý nghĩa của dạng địa hình núi đối với sản xuất nông nghiệp, du lịch

Bình nguyên (Đồng bằng)

- Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của đồng bằng

- Biết ý nghĩa của dạng các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp

- Biết đặc điểm giống nhau, khác nhau giữa các dạng địa hình

- Nhận biết được 4 dạng địa hình (núi, đồi, bình nguyên, cao nguyên) qua tranh ảnh, mô hình.

- Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn

Cao nguyên

- Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của cao nguyên

Đồi

- Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của đồi

V. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

- Nhận biết:

+ Đặc điểm (hình dạng, độ cao) của địa hình núi.

+ Dựa vào hình vẽ (tranh ảnh, …), xác định các bộ phận: chân núi, sườn núi, đỉnh núi.

+ Trình bày sự phân loại núi theo độ cao.

+ Dựa vào hình …, núi đá vôi có những đặc điểm gì?

- Thông hiểu:

+ Núi già và núi trẻ khác nhau ở những đặc điểm nào?

+ Sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối?

- Vận dụng thấp:

+ Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam (hoặc bản đồ tự nhiên thế giới) trên tường hãy tìm đọc tên một số núi cao, núi thấp, núi trung bình.

+ Dựa vào hình …, tính độ cao tương đối, độ cao tuyệt đối của núi.

- Vận dụng cao:

+ Liên hệ thực tế về ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp, du lịch?

(II.) VI. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên

- Máy tính.

- Máy chiếu.

- Giáo án word

- Bản đồ Tự nhiên Việt Nam, hoặc bản đồ Tự nhiên thế giới (treo tường)

- Một số tranh ảnh về các dạng địa hình

2. Đối với học sinh

- Nghiên cứu bài mới ở nhà trước khi vào tiết học.

- Sách, vở, đồ dùng học tập.

Sưu tầm tranh ảnh về các dạng địa hình.

(III.) VII. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) (Thời gian: 5 phút)

1. Mục tiêu

- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết về các dạng địa hình; sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết về các dạng địa hình; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về các dạng địa hình bề mặt Trái Đất

- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về đặc điểm của các dạng địa hình … -> Kết nối với bài học.

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.

3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về các dạng địa hình

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về địa hình đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên và yêu cầu học sinh nhận biết: Trong các hình dưới đây, em hãy cho biết hình nào là dạng địa hình đồng bằng, cao nguyên, đồi và núi? Em đã biết gì về đặc điểm của các dạng địa hình này?

Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Dự kiến sản phẩm: Hình 1 là đồi; Hình 2 là đồng bằng; Hình 3 là núi; Hình 4 là cao nguyên.

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. Trên bề mặt Trái Đất của chúng ta có nơi thì bằng phẳng nơi thì cao thấp khác nhau và người ta gọi chung là địa hình. Vậy địa hình trên bề mặt Trái Đất có những hình dạng nào và có những đặc điểm nào thầy và trò chúng ta cùng tìm hiểu trong chủ đề này.

Giáo án Địa lí 6 Theo định hướng năng lực: Địa hình bề mặt Trái Đất soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm