Giáo án Đạo đức lớp 5 bài: Thực hành giữa học kì 2
Giáo án môn Đạo đức lớp 5
Giáo án Đạo đức lớp 5 bài: Thực hành giữa học kì 2 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Đạo đức 5 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 11: Em yêu tổ quốc Việt Nam - Tiết 1
Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 11: Em yêu tổ quốc Việt Nam - Tiết 2
Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 12: Em yêu hoà bình - Tiết 1
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 9 đến bài 11, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm; làm việc cá nhân; trình bày 1 phút.
III. Phương tiện dạy – học:
1/ GV: Thẻ màu dùng cho hoạt động dạy học.
2/ HS: Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 11. - GV nhận xét. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu tiết học. - Ghi tên bài lên bảng. b) Các hoạt động Hoạt động 1: Làm việc cá nhân *Bài tập 1: Hãy ghi lại một việc em đã làm thể hiện lòng yêu quê hương.
- GV nhận xét. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm *Bài tập 2: Hãy ghi những hoạt động có liên quan tới trẻ em mà xã (phường) em đã tổ chức. Em đã tham gia những hoạt động nào trong các hoạt động đó? - GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Hoạt động 3: Làm việc theo cặp *Bài tập 3: Em hãy cho biết các mốc thời gian và địa danh sau liên quan đến sự kiện nào của đất nước ta? a) Ngày 2 tháng 9 năm 1945. b) Ngày 7 tháng 5 năm 1954 c) Ngày 30 tháng 4 năm 1975. d) Sông Bạch Đằng. e) Bến Nhà Rồng. f) Cây đa Tân Trào. - Cả lớp và GV nhận xét. 4. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét - Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học - Nhận xét tiết học |
- Báo cáo sĩ số - Hát vui.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày. - Vài HS nhận xét. - Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe. - Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- HS làm bài ra nháp. - HS trình bày. - HS khác nhận xét.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - HS trình bày. - HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm rồi trao đổi với bạn. - HS trình bày trước lớp.
- Nêu nội dung bài học - 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét. |