Giáo án Công nghệ lớp 12 bài 5: Thực hành Điot, tirixto, triac

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 14 Tháng mười, 2017

Giáo án điện tử môn Công nghệ

Giáo án Công nghệ lớp 12 bài 5: Thực hành Điot, tirixto, triac được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Công nghệ 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Qua bài học HS cần:Nhận dạng được các loại điốt, tirixto và triac.

2. Kĩ năng: Đo R thuận ngược của các linh kiện để xác định các cực của điốt và xác định tốt hay xấu

  • Biết sử dụng đúng: Đồng hồ đo điện đa năng để đo các thông số liên quan
  • Thành thạo: đo các thông số R thuận nghịch, đọc và ghi giá trị

3. Thái độ: HS rèn luyện: thói quen tìm hiểu về các linh kiện bán dẫn, học tập nghiêm túc, tích cực. Có ý thức tuân thủ các quy trình và các qui định về an toàn.

II. Chuẩn bị bài dạy:

GV: Nghiên cứu kỹ nội dung Đọc kỹ nội dung bài 4 SGK.

Sử dụng thiết bị, phương tiện: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho các nhóm HS gồm: đồng hồ vạn năng, các linh kiện cả tốt và xấu.

HS: Đọc kỹ nội dung bài 4 SGK. Đọc trước các bước thực hành.

III. Phương pháp: Sử dụng pp nêu vấn đề, kết hợp với pp thuyết trình, diễn giảng, đàm thoại, ILO khi cần thiết.

IV, Tiến trình tổ chức dạy học – giáo dục:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết thông số cơ bản của điốt, tirixto, triac?

3. Đặt vấn đề:

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Trình tự các bước thực hành.

*GV: Chia HS thành các nhóm nhỏ phù hợp với số lượng dụng cụ thực hành.

-GV cho HS quan sát các linh kiện cụ thể sau đó yêu cầu HS nhận biết các loại điốt. Sau đó GV giải thích để các em hiểu.

-Thực hiện tương tự như vậy đối với tirixto và triac.

-Cho học sinh tìm hiểu đồng hồ đo.

-GV giới thiệu đồng hồ vạn năng và hướng dẫn cách sử dụng đồng cho đúng cách tránh làm hư hỏng đồng hồ.

-GV giới thiệu cách đo điốt, cách đo tirixto và triac. Cách phân biệt chân và phân biệt tốt cấu và ghi vào bảng đã cho sẵn.

*HS: Tự ý thức để chia nhóm

-Quan sát để thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên giao

-Chọn và quan sát rồi đọc giá trị ghi vào bảng

-Chọn và quan sát rồi đọc giá trị ghi vào bảng

-Bước 1: Quan sát nhận biết các linh kiện.

+Điốt tiếp điểm vỏ thuỷ tinh màu đỏ.

+Điốt ổn áp có ghi trị số ổn áp.

+Điốt tiếp mặt vỏ sắt hoặc nhựa có hai điện cực.

+Tirixto và Triac có 3 điện cực.

-Bước 2: Chuẩn bị đồng hồ đo: đồng hồ vạn năng để ở thang đo X100

-Bước 3: Đo điện trở thuận và điện trở ngược.

+Điện trở thuận khoảng vài chục ôm

+Điện trở ngược khoảng vài trăm ôm

.Chọn ra 2 loại điốt sau đó thực hiện đo điện trở thuận điện trở ngược.

.Chọn ra tirixto sau đó lần lượt đo điện trở thuận và điện trở ngược trong hai trường hợp UGK= 0 và UGK> 0.

.Chọn ra Triac và đo trong hai trường hợp: cực G để hở và cực G nối với A2.

Hoạt động 2: Tự đánh giá kết quả bài thực hành.

*GV: Giáo viên đánh giá kết quả của bài thực hành và cho điểm.

*HS: Hoàn thành theo mẫu và tự đánh giá kết quả thực hành.

+ Học sinh hoàn thành theo mẫu và tự đánh giá kết quả thực hành.

+ Giáo viên đánh giá kết quả của bài thực hành và cho điểm.

V. Củng cố: GV tổng kết đánh giá bài thực hành nhấn mạnh trọng tâm của bài.

  • Vận dụng kiến thức để thực hiện bài thực hành đúng.
  • Thái độ tuân thủ theo các bước thực hành.

VI. Dặn dò: Chuẩn bị bài thực hành Tranzito

14 Tháng mười, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm