Giáo án Công nghệ 12 bài 2: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm

Admin
Admin 05 Tháng ba, 2018

Giáo án Công nghệ 12 bài 2

Giáo án Công nghệ 12 bài 2: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm được chúng tôi tuyển chọn của các giáo viên đang giảng dạy ở các trường có tiếng trong cả nước sẽ giúp thầy cô giáo có thêm tư liệu tham khảo để soạn giáo án điện tử lớp 12 hiệu quả. Thư viện Tìm Đáp Án hi vọng giáo án công nghệ 12 này sẽ góp phần giúp quý thầy cô có được một bài soạn hay.

Phần 1

KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ

Chương 1

LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

Tiết 1 - Bài 2

CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM

I- MỤC TIÊU

1- Kiến thức:

  • Biết được cấu tạo, kí hiệu, SLKT & công dụng của các loại linh kiện điện tử cơ bản:R-L-C

2- Kĩ năng:

  • Nhận dạng và phân biệt được các loại kinh kiện:điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

3- Thái độ:

  • Yêu thích các nghề trong ngành kĩ thuật điện tử.
  • Đạt được kiến thức và kĩ năng trên.

II- CHUẨN BỊ

1- Chuẩn bị nội dung:

  • Nghiên cứu bài 1 và 2 sgk.

2- Chuẩn bị đồ dùng:

  • Một số điện tử dân dụng để hs quan sát.
  • Tranh vẽ các hình: 2-2; 2-4; 2-6 sgk.
  • Vật mẫu: Điện trở,tụ điện,cuộn cảm các loại.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1- Ổn định lớp:

Lớp

Sĩ số

Vắng

Có phép

Không phép

12A1

42

12A2

45

12A3

45

12A6

45

12A7

45

2- Nội dung bài mới:

Hoạt độngcủa GV&HS

Nội dung kiến thức

HĐ1: Tìm hiểu về điện trở.

* GV: Dùng vật mẫu đối chiếu với tranh vẽ kí hiệu để hs nhận dạng và phân loại được các điện trở.

* GV: Em hãy cho biết cấu tạo của điện trở ?

* HSTL:

* GV: Dùng định luật ôm: I = ; P=R.I2 để mô tả các số liệu kĩ thuật và công dụng của điện trở trong mạch.

* GV: em hãy cho biết các loại điện trở thường dung ?

* HSTL: Dựa vào sự hiểu biết của bản thân và sgk để trả lời.

* GV: Trị số điện trở có ý nghĩa gì ?

* HSTL: dựa vào sgk.

* GV: Công suất định mức nói lên ý nghĩa gì của điện trở ?

* HSTL: dựa vào sgk.

I- Điện trở (R):

1- Công dụng, cấu tao, phân loại, kí hiệu.

a. Công dụng:

- Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch.

b. Cấu tạo:Dùng dây kim loại có điện trở suất cao, hoặc bột than phun lên lõi sứ để làm điện

trở.

c. Phân loại:

+ Công suất:Công suất nhỏ,lớn.

+ Trị số:Cố định, biến đổi.

+ Đại lượng vật lí có:

- Điện trở nhiệt:

Hệ số nhiệt dương: tocR

Hệ số nhiệt âm :tocR

- Điện trở biến đổi theo điện áp: UR

- Quang điện trở:

d. Kí hiệu: (sgk)

2- Các số liệu kĩ thuật của điện trở:

a- Trị số điện trở (R): cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.

- Đơn vị đo:

1K=103

1M=106

b- Công suất định mức: Là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài, không bị quá nóng hoặc bị cháy, đứt.

- Đơn vị đo: W

HĐ2: Tìm hiểu về tụ điện:

* GV: Dùng vật mẫu và tranh vẽ 2.3 để cho hs nhận dạng và phân loại được tụ điện.

* GV: Tụ điện dùng để làm gì?

* HSTL: dựa vào sgk và dùng công thức:

Xc = để giải thích công dụng.

* GV: Yêu cầu hs quan sát vật mẫu và hình vẽ để nhận dạng và phân biệt các loại tụ điện.

* GV: Trị số điện dung nói lên khả năng gì của tụ điện?

* HSTL: dựa vào sgk.

* GV: Điện áp định mức có ý nghĩa gì?

* HSTL: dựa vào sgk.

* GV: Dung kháng của tụ điện có ý nghĩa gì?

* HSTL: dựa vào sgk.

II- Tụ điện:

1- Công dụng, Cấu tạo, phân loại, kí hiệu.

a. Công dụng: Ngăn cách dòng điện 1 chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua,lọc nguồn,lọc sóng.

b. Cấu tạo: Gồm 2 hay nhiều vật dẫn ngăn cách nhau bằng lớp điện môi.

c. Phân loại: Tụ giấy, tụ mi ca, tụ dầu, tụ hóa...

d. Kí hiệu: (sgk).

2- Các số liệu kĩ thuật:

a- trị số điện dung(C): Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của nó.

- Đơn vị: fara (F)

1F=10-6 F

1nF=10-9F

1pF=10-12F.

b- Điện áp định mức: (Uđm) Là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện mà vẫn đảm bảo an toàn, không bị đánh thủng.

- Khi mắc tụ hóa vào mạch điện phải đặt cho đúng chiều điện áp. Nếu mắc ngược sẽ làm hỏng tụ hóa.

c- Dung kháng của tụ điện: (Cx) Là đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.

- Công thức: Cx=1/2ðfC.

Trong đó: Cx: dung kháng ()

f: tần số dòng điện qua tụ (Hz)

C: điện dung tụ điện(F)

* Nhận xét: sgk

HĐ3: Tìm hiểu về cuộn cảm.

* GV: Dùng vật mẫu và tranh vẽ hình 2.5 để giới thiệu cho hs nhận dạng và phân loại cuộn cảm.

* GV: Cuộn cảm dùng để làm gì?

* HSTL: dựa vào sgk.

* GV: Dùng công thức: XL = 2FL để giải thích công thức của cuộn cảm.

* GV: Trị số điện cảm nói lên khả năng gì của cuộn cảm?

* HSTL: dựa vào sgk.

* GV: Hệ số phẩm chất đặc trung cho đại lượng nào của cuộn cảm?

* HSTL: dựa vào sgk.

* GV: Cảm kháng của cuộn cảm có tác dụng gi?

* HSTL: dựa vào sgk.

III- Cuộn cảm:

1- Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu.

a. Công dụng: Dùng dẫn dòng điện 1 chiều, chặn dòng điện cao tần.

b. Cấu tạo: Dùng đây dẫn điện quấn thành cuộn cảm.

c. Phân loại: Cao tần,trung tần,âm tần.

d. Kí hiệu: (sgk).

2- Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm:

a- Trị số điện cảm: (L) cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua.

- Đơn vị: H

1mH=10-3H

1H =10-6H.

b- Hệ số phẩm chất (Q): Đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm.

- công thức: Q =

c- Cảm kháng của cuộn cảm (XL): là đại lượng biểu hiện sự cảm trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.

- Công thức: XL=2ðfL

* Nhận xét: (sgk)


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm