Giáo án Công nghệ 7 bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi theo CV 5512
TimDapAnxin giới thiệu bài Giáo án Công nghệ 7 bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi là mẫu giáo án điện tử lớp 7 được soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án Công nghệ 7 theo đúng chương trình quy định.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án Công nghệ 7 bài 37: Thức ăn vật nuôi
Giáo án Công nghệ 7 bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
Giáo án Công nghệ 7 theo CV 5512
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
- Hiểu được vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
2. Kỹ năng:
- Có ý thức lao động,
- Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.
- Có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc, an toàn.
3. Thái độ: Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất
4. Năng lực: Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề
II. Chuẩn bị của GV - HS:
GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo=>Soạn giáo án. Bảng phụ
HS: Đọc SGK, tham khảo tranh vẽ.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học.
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.
- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.
IV. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
A. Hoạt động khởi động: 5’
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.
Phương thức: Hđ cá nhân.
Sản phẩm: Trình bày miệng.
Kiểm tra, đánh giá:
- Hs đánh giá
- Gv đánh giá
Tiến trình
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv: Dựa vào kiến thức đã học ở bài trước các em hãy HĐN, HĐ cá nhân trả lời câu hỏi
- Hs: nghe
* Thực hiện nhiệm vụ
- Hs trả lời câu hỏi
? Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi?
? Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?
Gv: theo dõi
* Báo cáo kết quả
HS: đại diện nhóm báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Hs nhận xét, bổ sung, đánh giá
-GV nhận xét bổ sung cho điểm, gieo vấn đề và nêu mục tiêu bài học
Sau khi tiêu hóa thức ăn cơ thể vật nuôi sử dụng để tạo nên các cơ quan của cơ thể, tạo năng lượng duy trì nhiệt độ và các hoạt động, tạo ra sản phẩm chăn nuôi,…Vậy thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ ntn. Vai trò của các chất dd trong thức đối với vật nuôi ra sao? Đó là ND bài học hôm nay của chúng ta.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
1.Tìm hiểu về sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn 1. Mục tiêu: Hiểu được thức ăn được tiêu hoá và hấp thu ntn. 2.Phương thức: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp 3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi 4. Kiểm tra, đánh giá: - Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau - Gv đánh giá 5. Tiến trình *Chuyển giao nhiệm vụ Gv: yêu cầu hs hđ cá nhân nghiên cứu sgk, trả lời câu hỏi GV: Treo bảng tóm tắt về sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn để học sinh hiểu chất dinh dưỡng trong thức ăn sau khi được tiêu hóa thì cơ thể hấp thụ ở dạng nào. +HS quan sát. -GV: Các thành phần dd của thức ăn qua đường tiêu hóa của vật nuôi được biến đổi thành các chất dd khác để vật nuôi hấp thụ vào cơ thể, người ta gọi đó là sự tiêu hóa. ? Em hãy cho biết vật nuôi khi ăn Protein, lipit, gluxit, sẽ biến đổi thành những chất gì? ?Hãy cho biết các thành phần dd nào của thức ăn mà qua đường tiêu hóa của vật nuôi không biến đổi. ? Từng thành phần dinh dưỡng của thức ăn sau khi tiêu hoá được hấp thụ ở dạng nào? -HS: Lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: -HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm: -GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. Dự kiến trả lời: -Vật nuôi khi ăn Protein, lipit, gluxit, sẽ biến đổi thành chất: axit amin, đường đơn.... *Báo cáo kết quả: - Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV: chốt kiến thức, ghi bảng. GV mở rộng: lấy VD về sự tiêu hóa Lipit ở lợn: enzim lipaza phân giải lipit thành glixerin và axit béo ở dạ dày và ruột non. +Trâu bò: trong dạ cỏ Lipit được men xúc tác chuyển thành glixerin và axit béo. +Gia cầm: Nhờ enzim lapaza biến Lipit glixerin và axit béo. HS lắng nghe -GV:Sản phẩm cuối cùng của sự tiêu hóa các thành phần dd trong thức ăn vật nuôi đó là các chất dd: aa, glixerin, axit béo,….Các chất này được vật nuôi hấp thụ vào cơ thể nhằm cung cấp năng lượng, chất dd để vật nuôi sống và phát triển ?Vậy thế nào là sự hấp thụ. =>GV chính xác hóa, KL. -GV treo bảng phụ: Bài tập SGK; yêu cầu HS làm bài. HS: Thảo luận trả lời và làm bài tập vào vở. 2. Tìm hiểu về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
1. Mục tiêu: Hiểu được vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi 2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp 3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi 4. Kiểm tra, đánh giá: - Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau - Gv đánh giá 5. Tiến trình *Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu cá nhân học sinh nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi: - GV: Nêu câu hỏi: GV: Cho học sinh ôn nhắc lại kiến thức về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn. -HS: Lắng nghe GV: Nêu câu hỏi để học sinh thảo luận. ? Từ vai trò các chất dinh dưỡng đối với cơ thể người hãy cho biết prôtêin, Gluxít, lipít, vitamin, chất khoáng, nước có vai trò gì đối với cơ thể vật nuôi? -HS: Lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: -HS: Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi: Dự kiến trả lời: Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi. GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập điền khuyết đơn giản về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn để kiểm tra sự tiếp thu của học sinh. +HS làm bài theo sự hướng dẫn của GV. *Báo cáo kết quả: - Hs trình bày nhanh *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV: chốt kiến thức, ghi bảng. |
I. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào? 1. Sự tiêu hóa
-Là sự biến đổi thành phần dd có trong thức ăn thành các chất dd khác mà cơ thể vật nuôi hấp thụ được. VD: +Protein=> axit amin. +Gluxit=> đường đơn.
2. Sự hấp thụ -Là sự hấp thụ các chất dd sau tiêu hóa qua thành ruột vào máu và được chuyển đến từng tế bào.
II. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
- Bảng 6 (SGK).
*Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi. *Thức ăn cung cấp các chất dd cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo sữa, nuôi con. Thức ăn còn cung cấp chất dd cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng. |
C. Hoạt động luyện tập:
1. Mục tiêu: nắm vững kiến thức để làm bài tập
2. Phương thức: Hđ cá nhân, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp
3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Gv đánh giá
5. Tiến trình
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu cá nhân học sinh trả lời câu hỏi:
Câu 1: Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như thế nào?
Câu 2: Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi?
-HS: hệ thống lại kiến thức
*Thực hiện nhiệm vụ:
-HS: Làm việc cá nhân hệ thống lại kiến thức:
*Báo cáo kết quả:
- Hs trình bày nhanh
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-Gv khái quát hóa ND kiến thức bài học và yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ-SGK.
D. Hoạt động vận dụng:
1. Mục tiêu:
- Hs nắm vững thức ăn được tiêu hoá và hấp thu ntn.
- Hs nắm vững vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi
2. Phương thức: Hđ cá nhân, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp
3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Gv đánh giá
5. Tiến trình
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra bài tập: ? Gà ăn thúc an như cám ngô, bột cá và rau thì vật nuôi này đã hấp thu những chất dinh dưỡng gì?
HS suy nghĩ trả lời
*Thực hiện nhiệm vụ:
-HS: Làm việc cá nhân:
*Báo cáo kết quả:
- HS lên bảng làm bài
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Giáo án Công nghệ 7
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
2. Kĩ năng: Làm việc với SGK, phân tích tranh, bảng số liệu.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Có ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của giáo viên: Bảng 5, 6 SGK phóng to.
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
Lớp |
Sĩ số |
Tên học sinh vắng |
7a1 |
…………….. |
………………………………………………………….. |
7a2 |
…………….. |
………………………………………………………….. |
7a3 |
…………….. |
………………………………………………………….. |
7a4 |
…………….. |
………………………………………………………….. |
7a5 |
…………….. |
………………………………………………………….. |
7a6 |
…………….. |
………………………………………………………….. |
2. Kiểm tra 15 phút
Câu 1 (5đ). Cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi? Cho VD
Câu 2 (5đ). Thức ăn vật nuôi gồm những thành phần dinh dưỡng nào?
Đáp án:
Đáp án |
Thang điểm |
Câu 1: - Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ động vật, thực vật, chất khoáng. - Lấy ví dụ Câu 2: Thức ăn vật nuôi gồm: + Nước. + Chất khô: Protêin, gluxit, lipit, vitamin và chất khoáng. +Tùy loại thức ăn mà thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. |
3đ
2đ 1đ 2đ 2đ |
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Thức ăn có vai trò như thế nào đối với vật nuôi? Để biết được chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của vật nuôi (10’). |
|
- GV: Treo bảng 5 SGK: Sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, - GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm cho biết: ? Tên các chất dinh dưỡng thuộc nhóm 1 và nhóm 2? ? Các chất thuộc nhóm 1, khi qua đường tiêu hóa biến đổi như thế nào? ? Các chất thuộc nhóm 2, khi qua đường tiêu hóa biến đổi như thế nào?
- GV: Nhận xét - GV: Yêu cầu HS làm bài tập mục I. - GV: Những thành phần dinh dưỡng của thức ăn được vật nuôi tiêu hóa và hấp thụ như thế nào? - GV: Nhận xét. |
- HS: Quan sát. - HS thảo luận nhóm: + Nhóm 1: Nước → Nước Vitamin → Vitamin Muối khoáng → Ion khoáng + Nhóm 2: Protêin → Axit amin Lipit → Glyxêrin và a. béo Gluxit → Đường đơn - HS: Lắng nghe. - HS: Làm bài tập. - HS: Chuyển thành chất dinh dưỡng đơn giản giúp cơ thể hấp thụ qua thành ruột vào máu. - HS: Lắng nghe. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi (13’). |
|
- GV: Treo bảng 6/SGK: Vai trò của thức ăn và trả lời: ? Các chất dinh dưỡng trong thức ăn của vật nuôi đã được cơ thể hấp thụ? - GV: Cho HS thảo luận nhóm: ? Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi?
? Năng lượng và các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể vật nuôi để làm gì? ? Những chất dinh dưỡng nào cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể vật nuôi? ? Chất dinh dưỡng nào làm tăng sức đề kháng cho cơ thể vật nuôi? - GV: Nhận xét - GV: Ngoài vai trò với cơ thể vật nuôi, các chất dinh dưỡng còn có vai trò gì trong sản xuất và tiêu dùng? ? Vật nuôi như thế nào mới cho được nhiều sản phẩm chăn nuôi? ? Phải cho vật nuôi ăn những loại thức ăn như thế nào vật nuôi mới sinh trưởng, phát triển tốt? ? Thế nào là thức ăn tốt? Thức ăn đủ chất? - GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập trong SGK. |
- HS: Quan sát và trả lời: + Axit amin; Glyxêrin và axit béo; Khoáng; Đường các loại; Các vitamin; Nước. - HS: Thảo luận nhóm làm bài: + Cung cấp cho vật nuôi năng lượng và các chất dinh dưỡng. + Để vật nuôi hoạt động; Tăng sức đề kháng; Tạo ra sản phẩm chăn nuôi. + Đường các loại. + Prôtêin. - HS lắng nghe. - HS: Trả lời + Tạo ra sản phẩm chăn nuôi, tạo sức lao động… - Những vật nuôi khỏe mạnh.
- Cho ăn thức ăn tốt, đủ chất.
- HS: Trả lời. - HS: Làm bài tập: (1): Năng lượng; (2): Các chất dinh dưỡng; (3): Gia cầm. |
4. Củng cố: Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
5. Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
- Dặn các em chuẩn bị bài mới: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Công nghệ 7 bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới