Giáo án Công nghệ 7 bài 36: Thực hành nhận biết giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều theo CV 5512

Admin
Admin 10 Tháng mười một, 2021

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giáo án Công nghệ 7 bài 36: Thực hành: Nhận biết giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều là mẫu giáo án điện tử lớp 7 được soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án Công nghệ 7 theo đúng chương trình quy định.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh

- Phân biệt được một số giống lợn qua quan sát một số đặc điểm, ngoại hình

2. Kỹ năng: Biết được phương pháp đo một số chiều đo của lợn.

3. Thái độ: Có ý thức học tập say sưa, quan sát tỉ mỉ trong việc nhận biết các loại giống lợn nuôi.

4. Năng lực: Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực thực hành

II. Chuẩn bị của GV - HS

GV: Chuẩn bị: Mô hình Giống lợn, dụng cụ đo, dụng cụ vệ sinh, tranh vẽ, mô hình

HS: Đọc SGK, tham khảo tranh vẽ.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.

- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

A. Hoạt động khởi động:5’

Gv nêu câu hỏi

Trong chăn nuôi muốn biết khối lượng con lợn mà không cân được ta làm như thế nào

HS : Ta có thể đo chiều dài thân, và đo vòng ngực

GV nhận xét và dẫn dắt vào bài: Từ kết quả đo vòng ngực và đo dài thân có cách tính khối lượng của con lợn. Vậy cách đo như thế nào và cách tính trọng m hiệu bài lượng ra sao ta tìm hiểu bài hôm nay

B. Hình thành kiến thức.

Hình thức tổ chức hoạt động: thuyết trình, thảo luận nhóm, phát vấn, đàm thoại…

Hoạt động của Gv và HS

Nội dung

Chuẩn bị

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề; Thuyết trình; Vấn đáp;

- KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân

- GV nêu yêu cầu bài thực hành->-HS xem SGK trả lời

-1 HS đọc phần chuẩn bị SGK để cả lớp nắm chắc nội dung cần chuẩn bị và nội dung thực hành của bài.

GV nhắc nhở nội quy thực hành và phân công các nhóm làm thực hành

HS: Lắng nghe

GV- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: thước dây, mô hình lợn

GV phân công nhiệm vụ

Nhóm 1: Hãy điền nội dung vào bảng sau

Các chỉ tiêu:

+ Lông da, tai, mắt mõm, Kết cấu toàn thân, Hướng sản xuất

Các giống lợn :

+lợn ỉ, lợn Móng Cái, lợn Đại Bạch, lợn lanđrat

Nhóm 2: Quan sát hình 62 y/c HS đo và ghi kết quả

GV: Hướng dẫn học sinh đo trên mô hình lợn hoặc trên con lợn giống ở cơ sở chăn nuôi.

- Đo chiều dài thân.

- Đo vùng ngực.

HS: Lắng nghe

Nội dung và trình tự

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề; Thuyết trình; Vấn đáp; Hoạt động nhóm;

- KT: KT đặt câu hỏi, Làm việc cá nhân; Mảnh ghép.

HS: thực hành theo nhóm đã được phân công quy trình hướng dẫn.

GV theo dõi quy trình thực hành của các nhóm để từ đó uốn nắn những sai sót của từng học sinh.

GV giới thiệu từng bước của quy trình

HS: Lắng nghe

Gv y/c HS thực hành

GV: đến từng nhóm hướng dẫn thêm

Sau khi thực hành xong các đồ dùng được xếp vào nơi quy định bảo quản chăm sóc.

HS: Thực hành theo nhóm

I.Chun b

II. Nội dung và trình tự thực hành

Bước 1: Quan sát đặc điểm ngoại hình.

Bước 2: Đo một số chiều đo:

 

 

 

 

 

Giống vật nuôi

Đặc điểm quan sát

Kết quả đo

Dài thân (m)

Vòng ngực (m)

 

 

 

 

 

 

 

C. Hoạt động luyện tập, tìm tòi mở rộng: 5’

Đánh giá kết quả:

- HS: Thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành, tự đánh giá kết quả.

- GV: Nhận xét đánh giá chung về vệ sinh an toàn lao động kết quả thực hành

Hướng dẫn về nhà

- Về nhà học bài và làm bài tập SGK.

- Đọc và xem trước bài 37 SGK

Giáo án Công nghệ 7

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nhận dạng được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.

2. Kĩ năng: Thực hiện được quy trình nhận biết các giống lợn và đo chiều đo để chọn giống lợn tốt.

3. Thái độ: Hình thành ý thức làm việc cẩn thận, chính xác khoa học, ý thức trật tự, tổ chức kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Chuẩn bị 2 tranh: Lợn Đại Bạch, Lợn Móng Cái, 4 mô hình lợn và 4 thước dây

2. Chuẩn bị của học sinh:

  • Xem trước bài mới
  • Kẻ bảng tường trình theo nhóm vào tờ giấy vở.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.

Lớp

Sĩ số

Tên học sinh vắng

7a1

……………..

…………………………………………………………..

7a2

……………..

…………………………………………………………..

7a3

……………..

…………………………………………………………..

7a4

……………..

…………………………………………………………..

7a5

……………..

…………………………………………………………..

7a6

……………..

…………………………………………………………..

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Để nhận biết được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước một số chiếu đo, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay:

b. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:

Kiểm tra bảng tường trình HS chuẩn bị ở nhà.

c. Các hoạt động chính:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tổ chức bài học

- GV: Chia nhóm thực hành; Ổn định chỗ ngồi cho nhóm thực hành.

- GV: Giao dụng cụ thực hành cho các nhóm.

- HS: Các nhóm thực hành về chỗ.

- HS: Nhận dụng cụ thực hành.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành nhận biết các loại phân bón.

- GV: Lưu ý HS cẩn thận trong khi thực hành vì mô hình lợn dễ bị vỡ.

- GV: Yêu cầu HS đọc SGK, cho biết quy trình thực hành gồm những bước nào? Công việc cụ thể của từng bước?

- GV: Treo hình 61 phóng to /SGK hướng dẫn HS quan sát về:

+ Hình dáng chung:

· Đầu: tai vểnh hay cụp xuống, mõm ngắn hay dài.

· Lưng: lưng quằn hay thẳng.

· Bụng: bụng gọn hay xệ.

+ Màu sắc lông, da: đen, trắng hay lang.

- GV: Hướng dẫn HS vị trí đo các chiều.

+ Chiều dài: đặt thước dây từ điểm giữa đường nối hai gốc tai, đi theo cột sống lưng đến khấu đuôi.

+ Vòng ngực: đo chu vi lồng ngực sau bả vai, chu vi C là vòng ngực của lợn.

- GV thông báo: Ta tính khối lượng của lợn bằng công thức:

P = (vòng ngực )2 * dài thân *87,5

- GV: Hướng dẫn HS điền các thông tin vào bảng tường trình.

- GV: Hướng dẫn cho HS cách quan sát và đo kích thước các chiều của lợn.

- GV: Cho các nhóm thực hành nhận xét ngoại hình và đo kích thước các chiều của lợn.

- GV: Theo dõi học sinh làm thực hành.

- HS: Lắng nghe.

 

- HS: Đọc SGK và trả lời

 

 

- HS quan sát hình, nhận xét:

+ Hình dáng chung:

· Đầu: tai vểnh hay cụp xuống, mõm ngắn hay dài.

· Lưng: lưng quằn hay thẳng.

· Bụng: bụng gọn hay xệ.

+ Màu sắc lông, da: đen, trắng hay lang.

- GV: Hướng dẫn HS vị trí đo các chiều.

+ Chiều dài: đặt thước dây từ điểm giữa đường nối hai gốc tai, đi theo cột sống lưng đến khấu đuôi.

+ Vòng ngực: đo chu vi lồng ngực sau bả vai, chu vi C là vòng ngực của lợn.

- GV thông báo: Ta tính khối lượng của lợn bằng công thức:

P = (vòng ngực )2 *dài thân *87,5

- HS: Lắng nghe và theo dõi.

- HS: Quan sát.

 

- HS: Thực hành.

- HS: Lắng nghe và sửa sai (nếu có)

Hoạt động 3. Đánh giá kết quả thực hành – Nhận xét – Dặn dò

- GV: Đánh giá tiết học, chấm điểm cho các nhóm.

- GV: Rút kinh nghiệm về sự chuẩn bị của HS

HS: Lắng nghe, rút kinh nghiệm cho tiết tiếp theo.

 

3. Dọn vệ sinh lớp – dụng cụ thực hành:

  • HS thu dọn dụng cụ, vệ sinh sạch sẽ nơi thực hành.
  • Hoàn chỉnh và nộp lại kết quả thực hành.

4. Nhận xét - Dặn dò:

  • Vận dụng nhận biết ngoại hình một số giống lợn và đo kích thước các chiều trong chăn nuôi.
  • Dặn các em về nhà chuẩn bị bài: “Thức ăn vật nuôi”.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Công nghệ 7 bài 36: Thực hành nhận biết giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm