Giáo án Công nghệ 10 bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 07 Tháng hai, 2018

Giáo án Công nghệ 10 bài 15

Giáo án Công nghệ 10 bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng được thiết kế rõ ràng, chi tiết, sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử lớp 10, soạn giáo án công nghệ 10 cũng như hướng dẫn học sinh hiểu nội dung bài học. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Bài 15: ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài này HS phải:

  • Hiểu được điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng.

2. Kỹ năng

  • Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, quan sát, so sánh.

3. Thái độ

  • Có ý thức bảo vệ cây trồng.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

  • Giáo án, SGK.
  • Tranh ảnh SGK và một số tranh ảnh ngoài thực tế.
  • Phương pháp: Giảng giải, đàm thoại, trắc nghiệm, phiếu học tập.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

  • Em hãy tìm hiểu ở gia đình hoặc địa phương em đã làm gì để hạn chế sâu bệnh hại?
  • Theo em sâu bệnh phát triển phụ thuộc vào điều kiện nào?

Giáo viên nhận xét hai câu trả lời trên và bổ sung đặc biệt là câu 2 và vào bài mới.

3. Dạy bài mới

ĐVĐ: Nêu tác hại của sâu, bệnh hại đối với sự phát triển nông nghiệp mỗi quốc gia? Liên hệ ở nước ta?

Trả lời: Tác hại: làm giảm sản lượng cây trồng , phẩm chất nông sản bị giảm sút...Chi phí cho việc phòng trừ khá tốn kém. Nước ta: do đk khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên thích hợp với ST, PT của sâu nên thiệt hại đó càng nặng nề (Có nhiều loại sâu, mỗi loại lại có nhiều lứa trong 1 năm, các lứa gối lên nhau)

(?) Lấy ví dụ 1 số loại sâu hại cây trồng và 1 số loại bệnh hại cây trồng thường gặp, từ đó phân biệt nguyên nhân gây nên bệnh hại cây trồng?

HS: Sâu hại: rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá.... Bệnh hại: Do VSV gây nên: đạo ôn (do nấm), khô vằn (do nấm), bạc lá (do VK)

Do đk thời tiết, đất đai, phân bón...(không phải VSV) gây nên: như trắng lá mạ do nhiệt độ thấp quá (diệp lục ko tổng hợp), đất thiếu lân gây bệnh huyết dụ ở ngô

(?) Sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố nào?

HS: nguồn sâu, bệnh hại, đk khí hậu, đất đai, giống, chế độ chăm sóc.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Nội dung kiến thức

- Em hãy tìm hiểu nguồn sâu bệnh gồm những thành phần nào?

- Điều kiện để chúng tồn tại là gì?

- Để ngăn chặn tác hại của sâu bệnh chúng ta phải làm gì?

- Hãy trả lời vào phiếu học tập số 1

- Gọi HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Đưa tờ đáp án PHT số 1.

- Cho học sinh xem một số tranh vẽ về nguồn sâu bệnh gây hại.

- Trong thực tế em thấy với điều kiện ntn thì sâu bệnh phát triển mạnh? Tại sao?

- Giáo viên bổ sung: Vào những ngày mưa phùn, to: 25 – 30o C thì sâu bệnh phát triển mạnh nhất.

- Tại sao nhiệt độ, độ ẩm có ảnh hưởng đến sâu bệnh?

- Chúng ta cần phải làm gì để hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh?

Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ về bệnh đạo ôn, bệnh tiêm lửa sâu đục thân.

- Đất đai có ảnh hưởng đến sâu bệnh ntn?

- Biện pháp hạn chế sâu bệnh phát triển?

- Ngoài hai điều kiện trên, sâu bệnh phát triển còn phụ thuộc vào yếu tố nào?

- Giáo viên phát phiếu học tập số 2 cho học sinh theo nhóm. (điền ảnh hưởng của các yếu tố và lấy ví dụ).

- Gọi HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Đưa tờ đáp án PHT số 2.

- Có nguồn bệnh rồi thì khi nào sâu bệnh phát triển thành dịch lớn?

- Để hạn chế dịch do sâu bệnh gây nên chúng ta phải làm gì?

Cho HS xem H15.2 trong SGK thấy được tác hại của ổ dịch.

- Học sinh trả lời

- Học sinh trả lời

- Học sinh trả lời vào phiếu học tập

- Quan sát, bổ sung.

- Học sinh quan sát thấy được mức độ da dạng của nguồn sâu bệnh.

- Học sinh trao đổi theo nhóm và trả lời.

- Nhóm khác nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời

Học sinh trả lời theo nhóm, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Học sinh trả lời

- Học sinh trả lời

- Học sinh trả lời theo nhóm

- Quan sát, bổ sung

- Học sinh trả lời.

- Học sinh khác cho nhận xét và bổ sung.

- Học sinh trả lời

I. Nguồn sâu, bệnh hại

- Trứng nhộng của côn trùng.

- Bào tử của các loại bệnh.

- Chúng tồn tại trong đất, bụi cây, bờ ruộng, những hạt giống, cây, con nhiễm bệnh.

II. Điều kiện khí hậu về đất đai

1. Nhiệt độ môi trường, độ ẩm, không khí và lượng mưa.

- Mỗi loại sâu bệnh thích ứng với nhiệt độ trong giới hạn nhất định.

- Độ ẩm, lượng mưa quyết định lượng nước trong cơ thể sâu bệnh.

Ví dụ:

to: 25 – 30o, ẩm độ cao à Nấm phát triển mạnh.

Nhưng nếu to: 45 – 50oà Nấm chết.

to và ẩm độ thích hợp à cây trồng sinh trưởng tốt à Sâu bệnh phát triển mạnh.

2. Đất đai

- Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, cây trồng phát triển không bình thường nên rất dễ nhiễm sâu bệnh.

Ví dụ: + Đất giàu mùn, giàu đạm cây trồng dễ mắc bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá.

+ Đất chua cây trồng kém phát triển và dễ bị bệnh tiêm lửa.

- Biện pháp cải tạo đất.

III. Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc

IV. Điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch

- Có nguồn bệnh.

- Điều kiện thuận lợi: Thức ăn, nhiệt độ, ẩm độ thích hợp ổ dịch sẽ sinh sản nhanh, sau vài ngày lan khắp cánh đồng.

- Để hạn chế dịch sâu bệnh ta phải: phát hiện sớm, diệt trừ kịp thời và tận gốc.

4. Củng cố

Chọn câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Sâu bệnh phát sinh trên đồng ruộng thường tiềm ẩn ở:

A/ Trong đất, trong các bụi cây, trong cỏ rác.

B/ Trong bụi cây cỏ ven bờ ruộng .

C/ Trên hạt giống cây con.

D/ Cả A, B và C.

Câu 2: Những điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển ngoài độ ẩm cao, nhiệt độ thích hợp còn có:

A/ Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, ngập úng.

B/ Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, chăm sóc không hợp lý.

C/ Đất chua hoặc thừa đạm, ngập úng, chăm sóc không hợp lý, hạt giống mang mầm bệnh, cây trồng bị xây xước.

D/ Cây trồng bị xây xước, hạt giống mang nhiều mầm bệnh, bón quá nhiều phân đạm.

Câu 3: Ổ dịch là:

A/ Nơi xuất phát của sâu bệnh để phát triển ra đồng ruộng.

B/ Nơi có nhiều sâu bệnh hại.

C / Nơi cư trú của sâu bệnh.

D/ Cả A, B và C.

5. Dặn dò

  • Học theo câu hỏi SGK.
  • Liên hệ tình hình phát triển sâu bệnh ở địa phương.
  • Chuẩn bị một số mẫu về sâu bệnh hại cây trồng.
  • Xem lại tất cả các bài đã học ở kì 1 để tiết sau ôn tập.
07 Tháng hai, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm