Giáo án Công nghệ 10 bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống

Admin
Admin 13 Tháng hai, 2018

Giáo án Công nghệ 10 bài 41

Giáo án Công nghệ 10 bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống được thiết kế rõ ràng, chi tiết, sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử lớp 10, soạn giáo án công nghệ 10 cũng như hướng dẫn học sinh hiểu nội dung bài học. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

BẢO QUẢN CỦ, HẠT LÀM GIỐNG

I. Mục Tiêu:

Sau khi học xong bài, học sinh phải:

1. Kiến thức:

  • Hiểu được mục đích và ý nghĩa của công tác này.
  • Biết được các đặc điểm cơ bản của nông lâm thuỷ sản và ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến chất lượng của nông lâm thuỷ sản trong bảo quản chế biến
  • Hiểu được mục đích và phương pháp bảo quản củ, hạt làm giống

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng tìm hiểu SGK, liên hệ thực tế sản xuất.

3. Thái độ:

Học sinh thấy được tầm quan trọng của công tác bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản trong đời sống hàng ngày

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Chuẩn bị của thầy:

Nghiên cứu SGK. Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV.

  • Kho silô: Kho bảo quản chứa nhiều silô. Silô thường có hình trụ, phía trên là chóp nhọn chống mưa, tuyết. Phía dưới có cửa để có thể tháo rút lấy nông sản ra khỏi kho. Silô thường được làm bằng thép, có hệ thống thông gió.
  • Tác dụng của kho silô: Hạn chế sự phá hoại của chuột, nấm, côn trùng, thuận lợi cho việc cơ giới hoá công tác vận chuyển và bảo quản

2. Chuẩn bị của trò:

Nghiên cứu SGK, tìm thêm 1 số số liệu có liên quan

III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ

3. Dạy bài mới:

ĐVĐ cho mục I: Thảo luận nhóm:

N1: Cho biết sau khi gặt lúa xong nhân dân ta thường có các hoạt động để bảo quản thóc lúa như thế nào? Nhằm mục đích gì? (Phơi khô, quạt sạch, đóng bao, đựng trong thùng kín.... → nhằm hạ tỉ lệ nước trong hạt, loại bỏ tạp chất hạn chế tác hại của chuột, nấm côn trùng gây hại, không để cho hạt nảy mầm do đó dự trữ được dài ngày)

N2: Đối với tre gỗ nhân dân thường bảo quản như thế nào? Nhằm mục đích gì? (Ngâm trong nước để diệt trừ sâu bệnh, làm cho các tế bào sống của tre gỗ có đủ thời gian hoá gỗ nên hạn chế được nấm và mọt phá hoại)

N3: Đối với thuỷ sản như tôm cá... ngư dân thường bảo quản như thế nào? (Phơi khô hoặc làm đông lạnh)

(?) Vậy mục đích của công tác bảo quản là gì?

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV đưa các ví dụ trên để yêu cầu học sinh chỉ rõ mục đích của việc bảo quản

GV: Giải thích hình 40: Kho silô:

? Kể các hoạt động chế biến nông lâm thuỷ sản mà em biết?

HS: Sát thóc thành gạo, làm mì sợi, miến, bún khô, mì ăn liền, đóng hộp hoa quả, chế biến nước uống từ hoa quả..

? Mục đích của các hoạt động chế biến đó là gì?

? Tại sao phải tìm hiểu đặc điểm của nông lâm thuỷ sản?

HS: Để đảm bảo chất lượng của chúng trong việc bảo quản chế biến

? Cho biết vai trò của nông, lâm, thủy sản đối với đời sống con người?

HS: Cung cấp chất dinh dưỡng như cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp chế biến giấy, đồ gia dụng, đồ mĩ nghệ...

? Trong điều kiện bình thường nông, lâm, thủy sản dễ bảo quản hay khó, vì sao?

HS: Khó vì nhiều nước → VSV dễ xâm nhập.

Thảo luận nhóm:

N1: Những điều kiện nào của môi trường có thể ảnh hưởng tới chất lượng nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản?

N2: Phân tích ảnh hưởng của độ ẩm đến chất lượng của nông, lâm, thủy sản?

N3: Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ đến chất lượng của nông, lâm, thủy sản?

? Nếu có cả độ ẩm và nhiệt độ cao thì còn gây ra tác hại ntn?

HS: Hạt nảy mầm → củ, hạt bị hư hỏng

GV: HS đọc phần thông tin bổ sung SGK trang 121

? Mục đích bảo quản hạt giống là gì?

? Thế nào là hạt giống đạt tiêu chuẩn tốt?

? Để bảo quản hạt giống cần đảm bảo những yêu cầu gì về đặc điểm của hạt?

HS: Đảm bảo hàm lượng nước trong hạt thấp, không sâu bệnh, hạt mẩy, chắc, tỉ lệ nẩy mầm cao.

? Cần chú ý những yếu tố nào của môi trường trong việc bảo quản?

HS: nhiệt độ, độ ẩm, VSV có hại.

? Phân biệt bảo quản ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

? Nêu và giải thích tác dụng của từng biện phảp trong quy trình bảo quản hạt giống?

? Tại sao hạt có dầu cần sấy ở nhiệt độ thấp hơn?

HS: Vì nhiệt độ cao sẽ làm cho chất béo trong hạt bị biến tính làm hỏng hạt.

? Bảo quản củ giống có gì khác với bảo quản hạt giống?

Củ: không làm khô vì củ sẽ mất khả năng nảy mầm. Củ cần xử lí chống VK gây hại vì lớp vỏ củ mỏng nên VSV dễ xâm nhập. Ngoài ra lượng nước trong củ nhiều nên sau thời gian ngủ nghỉ củ sẽ nẩy mầm nên muốn bảo quản lâu phải xử lí ức chế nẩy mầm bằng cách phun thuốc ức chế lên củ.

Củ giống không thể bảo quản trong túi kín vì khi củ hô hấp sẽ làm nhiệt độ trong bao, túi tăng lên nên VSV dễ xâm nhập và côn trùng phát triển đục phá gây hỏng củ

? Để bảo quản khoai tây giống thường làm ntn?

HS: Xếp củ giống lên giàn liếp thoáng đặt trên giá. Để nơi thoáng có ánh sáng tán xạ không cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào dàn củ

? Nhận xét cách bảo quản này?

HS: Tổn thất lớn (30%). ở nước phát triển người ta sử dụng kho lạnh

I. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản:

1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông lâm thuỷ sản:

- Nhằm duy trì đặc tính ban đầu của nông lâm thuỷ sản, hạn chế tổn thất và chất lượng của chúng.

2. Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông lâm thuỷ sản:

- Duy trì nâng cao chất lượng sản phẩm

- Tạo điều kiện cho việc bảo quản

- Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng

II. Đặc điểm của nông lâm thuỷ sản

- Là lương thực, thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người

VD:

- Lâm sản: Là nguyên liệu cho 1 số ngành công nghiệp chế biến

- Chứa nhiều nước

- Dễ bị VSV xâm nhiễm gây thối hỏng

III. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông lâm thuỷ sản trong quá trình bảo quản:

- Độ ẩm không khí cao vượt quá giới hạn cho phép làm cho sản phẩm ẩm trở lại thuận lợi cho VSV và côn trùng phát triển

Độ ẩm cho phép bảo quản thóc gạo là 70 -80%, rau quả tươi là 85 - 90%

- Nhiệt độ không khí tăng thuận lợi cho sự phát triển của VSV và côn trùng gây hại, thúc đẩy các phản ứng sinh hoá của sản phẩm đánh thức quá trình ngủ nghỉ của hạt, làm giảm chất lượng sản phẩm

- Các SV gây hại như chuột, VSV, nấm , sâu bọ... Khi gặp diều kiện môi trường thuận lợi chúng phát triển nhanh, xâm nhập và phá hoại nông, lâm, thủy sản.

IV. Bảo quản hạt giống:

* Mục đích: Nhằm giữ được độ nảy mầm của hạt giống, hạn chế tổn thất về số lượng, chất lượng hạt

1. Tiêu chuẩn hạt giống:

- Có chất lượng cao

- Thuần chủng

- Không bị sâu, bệnh

2. Các phương pháp bảo quản:

- bảo quản dưới một năm: Cất giữ trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường

- Bảo quản trung hạn: Trong điều kiện lạnh (00C) và độ ẩm 35 - 40%

- Bảo quản dài hạn: điều kiện lạnh -100C và độ ẩm 35 - 40%

3. Quy trình bảo quản hạt giống:

- Thu hoạch: Đúng thời điểm

- Tách hạt: Tách, tuốt, tẽ cẩn thận

- Phân loại và làm sạch: loại bỏ các hạt không đạt yêu cầu, tạo môi trường sạch không cho VSV và côn trùng xâm nhiễm

- Làm khô: Phơi, sấy

+ Thóc: sấy ở 40 - 45 0C đến khi độ ẩm đạt 13%

+ Hạt có dầu; sấy ở 30 - 400C đến khi độ ẩm đạt 8 - 9%

- Xử lí bảo quản:

Chú ý: Phương tiện bảo quản phải sạch

VD: Phương pháp truyền thống: chum, vại bịt kín, hoặc đóng bao treo nơi khô ráo.

Phương pháp hiện đại: kho mát, kho lạnh, kiểm soát chặt chẽ bằng thiết bị tự động

- Đóng gói, bảo quản

- Sử dụng

V. Bảo quản củ giống:

1. Tiêu chuẩn củ giống:

- Chất lượng cao

+ Đồng đều, không quá già, quá non

+ Còn nguyên vẹn

+ Khả năng nảy mầm cao

- Không bị sâu bệnh

- Thuần chủng, không lẫn giống

2. Quy trình bảo quản:

­- Thu hoạch

- Làm sach, phân loại

- Xử lí phòng chống VSV gây hại

- Xử lí ức chế nảy mầm

- Bảo quản, sử dụng

IV. Củng cố: Chọn phương án trả lời đúng nhất:

Chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1: Để bảo quản hạt giống dài hạn cần:

a. Giữ ở nhiệt độ, độ ẩm bình thường b. Giữ ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35 - 40%

c. Giữ ở nhiệt độ 30 - 400C, độ ẩm 35 - 40% d. Giữ ở nhiệt độ -100C, độ ẩm 35 - 40%*

Câu 2: Hạt để làm giống cần có các tiêu chuẩn sau:

a. Khô, sức sông tốt, không sâu bệnh

b. Sưc sống cao, không sâu bệnh, chất lượng tốt

c. Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh*

d. Sức chống chịu cao, không sâu bệnh, khô

Câu 3: Mục đích của công tác bảo quản hạt giống, củ giống là:

a. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng đảm bảo cho tái SX, duy trì đa dạng sinh học*

b. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng, duy trì tính ban đầu

c. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng, chống lây lan sâu bệnh

d. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng, nâng cao năng suất cây trồng

Câu 4: Để bảo quản củ giống dài hạn ( trên 20 năm) cần:

a. Xử lí chống VSV, xử lí ức ché nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh

b. Phơi kho, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh

c. Xử lí ức chế nảy mầm, xử lí chống VSV, bảo quản trong kho lạnh, độ ẩm 35 - 40%

d. Cả a, b, c đều sai*

V. Bài tập về nhà:

So sánh quy trình bảo quản hạt giống và bảo quản củ giống

Trả lời:

  • Giống nhau: Đều qua quy trình thu hoạch, làm sạch, phân loại
  • Khác nhau:
    • Bảo quản hạt giống: cần phơi, sấy khô, đóng bao hoặc thùng, chum, vại,bảo quản kín, nên điều tiết nhiệt độ và độ ẩm tuỳ mục đích sử dụng
    • Bảo quản củ giống: không phơi khô, cần xử lí chống VSV gây hại, xử lí ức chế nảy mầm, không đóng bao, để nơi thoáng

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm