Giáo án Công nghệ 10 bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 07 Tháng hai, 2018

Giáo án Công nghệ 10 bài 13

Giáo án Công nghệ 10 bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón được thiết kế rõ ràng, chi tiết, sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử lớp 10, soạn giáo án công nghệ 10 cũng như hướng dẫn học sinh hiểu nội dung bài học. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Bài 13: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

  • Trình bày được nguyên lý của công nghệ VSV trong sản xuất phân bón VSV
  • Trình bày được đặc điểm của một số loại phân bón VSV thường dùng trong trồng trọt
  • Áp dụng được kiến thức có hiệu quả vào sử dụng các loại phân bón VSV, tăng năng suất cây trồng

II. Phương pháp, phương tiện

  • Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, làm việc cá nhân
  • Phương tiện: Mẫu vật một số loại phân bón VSV; Phiếu học tập

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

So sánh đặc điểm, tính chất và kỹ thuật sử dụng các loại phân bón thường dùng trong sản xuất Nông, Lâm nghiệp?

3. Dạy học bài mới – 35’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên lý sản xuất phân bón VSV – 5’

- Thế nào là công nghệ vi sinh vật?

- Yêu cầu HS đọc SGK phần I

- Tóm tắt nguyên lý sản xuất phân bón VSV?

- GV củng cố và kết luận

I. Nguyên lý sản xuất phân bón VSV

- Công nghệ VSV là công nghệ nghiên cứu và khai thác các hoạt động sống của VSV nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống con người

- Nguyên lý sản xuất phân bón VSV: Nhân chủng VSV đặc hiệu rồi trộn với chất nền

Giáo án Công nghệ 10 bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loại phân bón VSV thường dùng – 30’

- Nêu tên một số loại phân bón cố định đạm mà em biết?

- Phân bón Nitragin có những thành phần nào? Thành phần nào là quan trọng nhất?

- VSV nốt sần cây họ đậu có tác dụng gì?

- Nitragin sử dụng cho đối tượng cây trồng nào?

- Sử dụng phân bón Nitragin bón cho cây lúa được không? Tại sao?

- Em hãy nêu tên cách sử dụng chung của phân bón VSV cố định đạm?

- Phân bón VSV chuyển hóa lân gồm mấy loại? Là những loại nào?

- Tác dụng chuyển hóa lân của Phospho bacterin có gì khác phân lân hữu cơ vi sinh?

- Nêu tên một số loại phân bón VSV phân giải chất hữu cơ?

- Thành phần chủ yếu đóng vai trò quan trọng nhất trong phân bón VSV phân giải chất hữu cơ là gì?

II. Một số loại phân bón VSV

1. Phân bón VSV cố định đạm

* Phân bón Nitragin

- Thành phần bao gồm: VSV nốt sần cây họ đậu, chất nền (than bùn) và các chất khoáng vi lượng

- Sử dụng cho cây họ đậu

* Phân bón Azogin

- Thành phần gồm chất nền (than bùn), vi khuẩn cố định đạm sống hội sinh với cây lúa và các chất khoáng vi lượng

- Sử dụng cho cây lúa

* Cách sử dụng: Tẩm vào hạt giống trước khi gieo hoặc bón trực tiếp xuống đất

2. Phân bón VSV chuyển hóa lân

- Gồm hai loại: Phospho bacterin và phân lân hữu cơ vi sinh

- Phospho bacterin chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ; Phân lân hữu cơ vi sinh chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan

- Bón trực tiếp xuống đất

3. Phân bón VSV phân giải chất hữu cơ

- Gồm hai loại: Mana và Estrasol

- Thành phần quan trọng là VSV phân giải chất hữu cơ thành sáp, các chất dinh dưỡng cho cây dễ hấp thụ; Chất nền và các chất khoáng vi lượng

- Bón trực tiếp xuống đất

4. Củng cố - 4’

GDMT: Bón phân không đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gây tác hại gì?

Bón phân tươi, chưa phân hủy cây trồng không hấp thụ được, làm ô nhiễm môi trường đất nước không khí....

So sánh phân bón VSV cố định đạm và phân bón VSV chuyển hóa lân?

5. Hướng dẫn – 2’

  • Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài trong SGK; Áp dụng kiến thức có hiệu quả vào sử dụng và bảo quản các loại phân bón mà gia đình sử dụng
  • Đọc trước nội dung bài 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch.
07 Tháng hai, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm