Giáo án Công nghệ 10 bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 07 Tháng hai, 2018

Giáo án Công nghệ 10 bài 10

Giáo án Công nghệ 10 bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn được thiết kế rõ ràng, chi tiết, sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử lớp 10, soạn giáo án công nghệ 10 cũng như hướng dẫn học sinh hiểu nội dung bài học. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất đất mặn, đất phèn

A / Mục đích, yêu cầu:

1/ Kiến thức:

Sau khi học xong bài , HS phải:

- Biết được sự hình thành, tính chất chính của đất mặn, đất phèn, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng loại đất này

2/ Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích so sánh, liên hệ thực tế đưa ra giải pháp phù hợp

3/ Giáo dục tư tưởng:

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

B/ Chuẩn bị của thầy và trò:

1/ Chuẩn bị của thầy:

Nghiên cứu SGK. Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV

2/ Chuẩn bị của trò:

Nghiên cứu SGK. Sưu tầm 1 số tranh ảnh, tài liệu có liên quan tới nội dung bài

C/ Tiến trình bài dạy:

I/ Ổn định tổ chức:

II/ Kiểm tra bài cũ:

1. Trình bày nguyên nhân, tính chất và biện pháp cải tạo, hướng sử dụng của đất xám bạc màu? So sánh tính chất của đất xám bạc màu với đất xói mòn trơ sỏi đá?

2. Cần làm gì để cải tạo đất xói mòn trơ sỏi đá?

III/ Dạy bài mới:

ĐVĐ: Trong dung dịch đất và trên bề mặt keo đất chứa các ion khoáng, nếu đất chứa nhiều ion bất lợi cho cây thì cây không hấp thu được chất dinh dưỡng có khi gây độc hại cho cây. Trong đó có 2 loại đất là đất mặn và đất phèn. Vậy nguyên nhân và biện pháp cải tạo 2 loại đất đó như thế nào?

Hoạt động dạy và học

Nội dung

(?) Thế nào là đất mặn? Nguyên nhân hình thành? Từ đó cho biết đất mặn thường phân bố ở đâu?

(?) Tính chất của đất mặn? So sánh với đất xám bạc màu? (?) Tỉ lệ sét nhiều sẽ gây nên đặc điểm gì cho đất:

HS: Sét nhiều thì đất chặt, khó thấm nước. Khi ướt đất dẻo, dính. Khi khô đất co lại nứt nẻ, khó làm đất

GV: Do lượng Na+ nhiều nên áp suất thẩm thấu của dd đất lớn cản trở sự hấp thụ nước và chất dd của rễ cây

(?) Mục đích của BP thuỷ lợi là gì?

(?) Qua PT trao đổi iôn trong SGK cho biết bón vôi có tác dụng gì?

(?) Bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng cách nào? (bón phân)

GV: Sau khi rửa mặn và cung cấp chất hữu cơ cho đất thì chưa phải đất đã hết mặn ngay do đó cần trồng các cây chịu mặn để giảm Na+ trong đất sau đó mới trồng các loại cây khác

(?) Trong các BP nêu trên BP nào quan trọng nhất vì sao?

HS: BP thuỷ lợi vì BP này có tác dụng ngăn không cho đất nhiễm mặn thêm

(?) Nguyên nhân hình thành đất phèn? Từ đó cho biết đất phèn thường phân bố ở đâu?

(?) Hoàn thành bảng sau?

(?) Giải thích cách làm của dân gian?

- Cày nông: vì FeS lắng sâu xuống nếu cày sâu sẽ đẩy FeS lên tầng đất mặt thúc đẩy quá trình oxh làm cho đất chua

- Bừa sục: để đất mặt thoáng thuận lợi cho cây hô hấp

- Giữ nước liên tục: không để FeS bị oxh làm đất chua., làm cho đất mặt không bị khô cứng nứt nẻ

- Thay nước thường xuyên: loại bỏ chất độc hại với cây

I/ Cải tạo và sử dụng đất mặn:

1/ Nguyên nhân hình thành

- Định nghĩa: Đất mặn là loai đất có chứa nhiều Na+ hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dd đất

- Tác nhân chủ yếu hình thành đất mặn ở nước ta:

+ Nước biển tràn vào

+ ảnh hưởng của nước ngầm: mùa khô muối hoà tan theo các mao quản dẫn lên làm đất nhiễm mặn

- Phân bố: vùng đồng bằng ven biển

2/ Đặc điểm. tính chất của đất mặn:

- Thành phần cơ giới: nặng tỉ lệ sét nhiều

- Chức nhiều muối tan NaCl, Na2SO4

- Đất trung tính hoặc kiềm yếu

- Số lượng VSV ít và hoạt động của VSV yếu

3/ Biện pháp cải tạo và sử dụng

a/ Cải tạo:

- Biện pháp thuỷ lợi:

+ Đắp đê ngăn nước biển

+ XD hệ thống mương máng, tưới tiêu hợp lí

- Bón vôi: đẩy Na+ ra khỏi keo đất

- Tháo nước rửa mặn

- Bổ sung chất hữu cơ nâng độ phì nhiêu

- Trồng cây chịu mặn

b/ Sử dụng đất mặn:

Đất mặn sau khi cải tạo có thể sử dụng để trồng lúa, trồng cói, có thể mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản

- Vùng đất mặn ngoài đê: trồng rừng để giữ đất và bảo vệ MT

II/ Cải tạo và sử dụng đất phèn:

1/ Nguyên nhân hình thành

- Xác SV chứa S, đất phù sa chức Fe

Fe + S --> FeS ( Pirit)

Fé + O2 + H2O --> FeSO4 + H2SO4

- Phân bố: vùng đồng băng ven biển có nhiều xác SV chứa S

2/ Đặc điểm, tính chất của đất và biện pháp cải tạo:

Tính chất

Biện pháp cải tạo

- TPCG nặng, tầng đất mặt khi khô thì cứng

- Đất chua: pH< 4

- Trong đất có nhiều chất độc hại: Al3+,fe3+...

- Độ phì nhiêu thấp, nghèo mùn, hoạt động của VSV kém

- XD hệ thống tưới tiêu hơp lí

- Bón vôi

- Cày sâu, phơi ải lên liếp, XD hệ thống tưới tiêu rửa phèn

- Bón phân

3/ Hướng sử dụng:

Trồng lúa, kinh nghiệm dân gian: cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.

IV/ Củng cố:

Bón vôi cải tạo đất mặn và đất phèn có gì khác nhau

- Bón vôi cải tạo đất mặn để tạo ra phản ứng trao đổi giải phóng Na+ thuận lợi cho sự rửa mặn. Còn bón vôi cải tạo đất phèn tạo ra phản ứng trao đổi làm cho Al(OH)3 kết tủa, chính vì có Al(OH)3 nên phải lên liếp --> phèn được hoà tan và trôi xuống rãnh tiêu

V/ Bài tập về nhà:

Vẽ hình và giải thích tác dụng của việc lên liếp?

Viết phương trình xảy ra khi bón vôi cải tạo đất mặn? Giải thích?

VI: Rút kinh nghiệm giáo án

07 Tháng hai, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm