Giáo án Tin học 8: Bài tập (bài 7)

Admin
Admin 06 Tháng một, 2018

Giáo án Tin học 8

Giáo án Tin học 8: Bài tập (bài 7) có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn giáo án Tin học lớp 8.

Tuần 20

Tiết: 40

BÀI TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Ôn tập câu lệnh lặp với số lần biết trước for … to … do … trong Pascal;
  • Kết hợp giữa câu lệnh điều kiện với câu lệnh lặp với số lần biết trước.

2. Kĩ năng:

  • Làm các bài tập về câu lệnh lặp với số lần biết trước for … to … do … trong Pascal.
  • Viết chương trình sử dụng câu lệnh lặp lệnh ghép trong Pascal.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:……………………………………………………………………………

8A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu 1: Trình bày cú pháp và cách sử dụng câu lệnh lặp với số lần biết trước for…to…do… trong Pascal?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (38’) Bài tập vận dụng.

+ GV: Yêu cầu HS đọc và làm các bài tập 2, 3, 4, 5, 6 SGK/60 - 61.

+ GV: Chia lớp thành 6 nhóm học tập và làm các bài tập trên.

+ GV: Hãy cho biết tác dụng của câu lệnh lặp với số lần biết trước.

+ GV: Khi thực hiện câu lệnh lặp, máy tính kiểm tra một điều kiện. Với lệnh lặp for <biến đếm>:=<giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>; của Pascal, điều kiện cần phải kiểm tra là gì?

+ GV: Yêu cầu HS vận dụng các kiến thức đã học trả lời nội dung yêu cầu của GV đưa ra.

+ GV: Sau khi thực hiện chương trình:

j := 0;

for i := 0 to 5 do j := j + 2;

Giá trị của biến j bằng bao nhiêu.

+ GV: Các câu lệnh Pascal sau có hợp lệ không, vì sao?

a) for i:=100 to 1 do writeln(‘A’);

b) for i:=1.5 to 10.5 do writeln(‘A’);

c) for i=1 to 10 do writeln(‘A’);

d) for i:=1 to 10 do; writeln(‘A’);

e) var x:real; begin for x:=1 to 10 do writeln(‘A’); end.

+ GV: Cho HS thực hiện thảo luận theo nhóm giải quyết các yêu cầu của GV đưa ra.

+ GV: Quan sát hướng dẫn các nhóm thực hiện thảo luận.

+ GV: Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

+ GV: Cho các nhóm khác nhận xét so sánh kết quả thực hiện.

+ GV: Củng cố kết quả trả lời của các nhóm thực hiện.

+ GV: Yêu cầu các nhóm sửa chữa các nội dung thiếu sót và sai trong quá trình thực hiện.

+ GV: Hãy mô tả thuật toán để tính tổng sau:

Giáo án Tin học 8: Bài tập (bài 7)

+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện các bước mô tả bài toán.

+ GV: Gọi một HS thực hiện mô tả thuật toán.

+ GV: Nhận xét sửa sai.

+ GV: Yêu cầu các nhóm thực hiện và báo cáo theo từng nhóm.

+ GV: Quan sát hướng dẫn các nhóm thực hiện các yêu cầu.

+ GV: Gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.

+ GV: Nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm. Chốt nội dung.

+ HS: Đọc và nghiên cứu SGK làm các bài tập theo yêu cầu.

+ HS: Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi đề ra.

+ HS: Có tác dụng làm đơn giản và giảm nhẹ công sức của người viết chương trình.

+ HS: Với lệnh lặp:

for <biến đếm>:=<giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;

- Điều kiện cần phải kiểm tra là giá trị của biến đếm lớn hơn giá trị cuối.

- Nếu điều kiện không được thõa mãn, câu lệnh được tiếp tục thực hiện; ngược lại, kết thúc câu lệnh lặp.

+ HS: Sau khi thực hiện chương trình lệnh lặp thực hiện 6 vòng lặp, mỗi lần j tăng thêm 2 đơn vị. Vậy khi kết thúc vòng lặp j có giá trị là 12.

a) for i:=100 to 1 do writeln(‘A’);

Giá trị đầu < giá trị cuối.

b) for i:=1.5 to 10.5 do writeln(‘A’);

Các giá trị đầu và giá trị cuối phải là số nguyên.

c) for i=1 to 10 do writeln(‘A’);

Thiếu dấu hai chấm khi gán giá trị đầu;

d) for i:=1 to 10 do; writeln(‘A’);

Câu lệnh hợp lệ. Tuy nhiên, nếu ta muốn lặp lại câu lệnh writeln(‘A’) 10 lần thì không hợp lệ do thừa dấu ; thứ nhất.

e) var x:real; begin for x:=1 to 10 do writeln(‘A’); end.

Biến x được khai báo có dữ liệu kiểu số thực vì thế không sử dụng để xác định giá trị đầu và giá trị cuối trong câu lệnh lặp.

+ HS: Thuật toán:

- Bước 1: Gán A ← 0, i ← 1.

- Bước 2: Giáo án Tin học 8: Bài tập (bài 7).

- Bước 3: i ← i + 1.

- Bước 4: Nếu i ≤ n, quay lại bước 2.

- Bước 5: Ghi kết quả A và kết thúc thuật toán.

+ HS: Các nhóm trình bày kết quả của mình.

+ HS: Thực hiện dưới sự điều hành và hướng dẫn của GV.’

+ HS: Các nhóm khác nhận xét bổ sung theo ý kiến của nhóm.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe. Ghi nhớ kiến thức.

1. Bài tập vận dụng.

Cú pháp câu lệnh:

for <biến đếm>:=<giá trị đầu to> <giá trị cuối> do <câu lệnh>;

Làm các bài tập 2, 3, 4, 5, 6 SGK.

4. Củng cố

  • Củng cố trong nội dung bài tập.

5. Dặn dò: (1’)

  • Xem trước nội dung bài tiếp theo.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...................................................................................................................................................................


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm