Giáo án Tin học 8 bài 5: Từ bài toán đến chương trình (Tiết 1)
Giáo án Tin học 8 bài 5
Giáo án Tin học 8 bài 5: Từ bài toán đến chương trình (Tiết 1) có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn giáo án Tin học lớp 8.
Giáo án Tin học 8: Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến (Tiếp theo)
Giáo án Tin học 8 bài 5: Từ bài toán đến chương trình (Tiết 2)
Tuần: 11
Tiết: 21
BÀI 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm bài toán, thuật toán.
- Biết các bước giải bài toán trên máy tính.
2. Kĩ năng: Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản.
3. Thái độ: Học tập tích cực, nghiêm túc, có tinh thần tự giác, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
8A1:……………………………………………………………………………
8A2:……………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ:
Lồng ghép trong nội dung bài học.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1: (10’) Tìm hiểu về bài toán và xác định bài toán. |
||
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại về khái niệm bài toán. + GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách để thực hiện giải quyết được một bài toán cụ thể. + GV: Xét ví dụ: Tính diện tích hình tròn với bán kính cho trước. + GV: Chỉ ra điều kiện cho trước và kết quả thu được ở đây là gì? + GV: Cho HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tròn. + GV: Trong tin học, phần giả thiết là điều kiện cho trước (input), phần kết luận là kết quả thu được (output) à Đó là cách xác định một bài toán, chúng dùng để cho ta viết một chương trình giải toán trên máy tính. |
+ HS: Là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết. + HS: Cần xác định bài toán, tức là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết qủa cần thu được. + HS: - Điều kiện cho trước: Cho bán kính đường tròn. Số pi. - Kết quả thu được: Tính Sht? + HS: Sht=pi.r2. + HS: Quan sát, lắng nghe → ghi nhớ kiến thức. + HS: Tìm hiểu về cách thực hiện xác định một bài toán trong tin học, để các em có các bước căn bản khi giải một bài toán cụ thể. |
1. Bài toán và xác định bài toán: * Khái niệm bài toán: - Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết. * Xác định bài toán: - Xét ví dụ + ĐK cho trước: chu vi và bán kính. + KQ thu được: Diện tích hình tròn. - Xác định bài toán là việc xác định các điều kiện ban đầu (thông tin vào – input) và kết quả cần thu được (thông tin ra – output). |
Hoạt động 2: (12’) Tìm hiểu quá trình giải toán trên máy tính. |
||
+ GV: Để máy tính có thể “giải” được bài toán chúng ta phải làm gì với máy tính? + GV: Máy tính có tự giải toán không? + GV: Yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức đã học trình bày. + GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức từ các lớp dưới giải thích vì sao máy tính không thể tự giải toán đươc? + GV: Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán gọi là? + GV: Em hiểu thế nào là thuật toán khi thực hiện giải một bài toán. + GV: Trình bày các bước để giải bài toán trên máy tính. + GV: Yêu cầu một HS trình bày các bạn khác lắng nghe, nhận xét. + GV: Hướng dẫn cho HS thực hiện các bước cần lưu ý. |
+ HS: Con người phải chỉ dẫn cho máy tính thực hiện thông qua các câu lệnh cụ thể, chi tiết. + HS: Máy tính không thể tự giải toán được mà máy tính chỉ là công cụ trợ giúp con người trong xử lí thông tin. + HS: Để máy tính giải được một bài toán cụ thể nào đó con người cần đưa ra cho máy tính dãy hữu hạn các thao tác đơn giản mà nó có thể thực hiện được. + HS: Gọi là thuật toán.
+ HS: Thuật toán là các bước để giải một bài toán. + HS: Các bước thực hiện: - Xác định bài toán. - Mô tả thuật toán. - Viết chương trình. + HS: Tập trung chú ý lắng nghe à ghi nhớ kiến thức. |
2. Quá trình giải toán trên máy tính: - Giải toán trên máy tính nghĩa là đưa cho máy tính dãy hữu hạn các thao tác đơn giản (thuật toán) mà có thể thực hiện được để cho ta kết quả. - Quá trình giải toán trên máy tính gồm các bước sau: + Xác định bài toán. + Mô tả thuật toán. + Viết chương trình. |
Hoạt động 3: (21’) Tìm hiểu thuật toán. |
||
+ GV: Như ở trên các em đã biết để máy tính có thể “giải” được bài toán chúng ta phải làm gì? + GV: Tập hợp các bước điều khiển máy tính như trên thực chất là gì? + GV: Đưa ra các ví dụ minh họa và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ tìm hiểu các thuật toán sau. + GV: Mô tả thuật toán “Giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx + c = 0”. + GV: Quan sát các nhóm thực hiện thảo luận. + GV: Hướng dẫn, gởi mở cho các nhóm thực hiện. + GV: Giải đáp các thắc mắc. + GV: Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. + GV: Yêu cầu các nhóm khác, quan sát, lắng nghe và bổ xung ý kiến cho các nhóm. + GV: Tương tự mô tả thuật toán qua ví dụ: “Làm món trứng tráng”. |
+ HS: Con người phải chỉ dẫn cho máy tính thực hiện thông qua các câu lệnh cụ thể, chi tiết. + HS: Vậy tập hợp các bước để điều khiển máy tính thực hiện các thao tác chính là một thuật toán. + HS: Quan sát, chú ý lắng nghe tìm hiểu thuật toán về việc pha trà mời khách. + HS: Thuật toán: INPUT: Các số b và c. OUTPUT: Nghiệm của phương trình bậc nhất. Bước 1: Nếu b=0 chuyển bước 3. Bước 2: Tính nghiệm của phương trình x = -c/b và chuyển bước 4. Bước 3: Nếu c ≠ 0, thông báo phương trình đã cho vô nghiệm. Ngược lại (c=0), thông báo chương trình có vô số nghiệm. Bước 4: Kết thúc. + HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV đưa ra. |
3. Thuật toán và mô tả thuật toán. * Khái niệm thuật toán: - Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước.
|
4. Củng cố:
- Trong nội dung bài học.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học bài. Xem trước ví dụ 2, 3 phần 4 trong SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................