Giáo án Số học 6 bài 11: Phép trừ hai số nguyên
Giáo án môn Toán lớp 6
Giáo án Số học 6 bài 11: Phép trừ hai số nguyên được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Toán 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Số học 6 bài 9: Luyện tập
Giáo án Số học 6 bài 10: Tính chất của phép cộng các số nguyên
Giáo án Số học 6 bài 12: Luyện tập
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS hiết được quy tắc phép trừ trong Z
2. Kỹ năng: Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên.
3. Thái độ: Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loại hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép tương tự.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT, SGK, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu và viết dạng tổng quát các tính chất của phép cộng các số nguyên?
Làm bài tập 36 a) 126 +(-20) +2004 +(-106)
= [126 + (-20) +(-106)] +2004
= 0 +2004 = 2004.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò |
Nội dung kiến thức cần đạt |
|
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tính hiệu của hai số nguyên GV: Cho biết phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi nào? GV: Còn trong Z các số nguyên, phép trừ thực hiện như thế nào? GV: Đưa bài tập ? lên bảng GV: Hướng dẫn HS làm GV: Nhận xét Qua các ví dụ, em thử đề xuất: muốn trừ đi một số nguyên, ta có thể làm thế nào? GV: Nêu quy tắc (SGK) và nêu công thức tổng quát GV: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc. GV: Nêu VD trên bảng và yêu cầu HS làm
GV: Giới thiệu nhận xét SGK.
Hoạt động 2: Ví dụ GV: Nêu ví dụ (SGK-81) GV: Để tìm nhiệt độ hôm nay ở Sa Pa ta phải làm như thế nào? HS: Để tìm nhiệt độ hôm nay ở Sa Pa ta phải lấy 3oC-4oC GV: Hãy thực hiện phép tính HS: 3oC-4oC=(-1oC) GV: Yêu cầu HS trả lời bài toán. HS: Vậy nhiệt độ hôm nay của Sa Pa là -1oC GV: Nêu nhận xét GV: Em thấy phép trừ trong N và phép trừ trong Z khác nhau như thế nào? HS: Phép trừ trong Z bao giờ cũng thực hiện được, còn phép trừ trong N có khi không thực hiện được, có khi thực hiện không được GV: Giải thích thêm: Chính vì phép trừ trong N có khi không thực hiện được nên ta phải mở rộng tập N thành tập Z để phép trừ các số nguyên luôn thực hiện được. |
1. Hiệu của hai số nguyên
? Hướng dẫn a. 3-1=3+(-1)=2 b. 2-2=2+(-2)=0 3-2=3+(-2)=1 2-1=2+(-1)=1 3-3=3+(-3)=0 2-0=2+0 =2 3-4=3+(-4)=-1 2-(-1)=2+1=3 3-5=3+(-5)=-2 2-(-2)=2+2=4
*Quy tắc: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b,ta cộng a với số đối của b.
- Ví dụ: 5-9= 5+(-9)= -4 -5-(-9)=(-5)+(+9) = 4
* Nhận xét: (SGK-81) 2. Ví dụ: (SGK -81) Do nhiệt độ giảm 4oC, Nên ta có: 3 – 4 = 3 + (-4) = -1
Vậy nhiệt độ hôm nay của Sa Pa là -1oC
*Nhận xét: Phép trừ trong N không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn trong Z luôn thực hiện được. |