Giáo án Sinh học 7 bài Đa dạng của lớp thú, các bộ móng guốc và bộ linh trưởng
GIÁO ÁN SINH HỌC 7
Giáo án Sinh học 7 bài Đa dạng của lớp thú, các bộ móng guốc và bộ linh trưởng với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng giúp quý thầy cô hướng dẫn các em ghi nhớ những đặc điểm cơ bản của thú móng guốc và phân biệt được bộ móng guốc chẵn với bộ móng guốc lẻ, nêu được đặc điểm bộ linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ linh trưởng.
Giáo án Sinh học 7 bài Đa dạng của lớp thú, bộ dơi và bộ cá voi
Giáo án Sinh học 7 bài Đa dạng của lớp thú, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt
BÀI 51: SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ, CÁC BỘ MÓNG GUỐC VÀ BỘ LINH TRƯỞNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được những đặc điểm cơ bản của thú móng guốc và phân biệt được bộ móng guốc chẵn với bộ móng guốc lẻ.
- Nêu được đặc điểm bộ linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ linh trưởng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh phóng to chân của lợn, bò, tê giác.
- HS kẻ bảng trang 167 SGK vào vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với đời sống của bộ ăn thịt, bộ ăn sâu bọ và bộ gặm nhấm?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ móng guốc
Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm chung của bộ móng guốc. Phân biệt được bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung kiến thức trọng tâm |
Yêu cầu HS đọc SGK trang 166, 167; quan sát hình 51.3 để trả lời câu hỏi: Tìm đặc điểm chung của bộ móng guốc? Chọn từ phù hợp điền vào bảng trong vở bài tập? GV kẻ bảng để HS chữa bài. GV nên lưu ý nếu ý kiến chưa thống nhất, cho HS tiếp tục thảo luận. GV đưa nhận xét và đáp án đúng. Cá nhân HS tự đọc thông tin SGK trang 166, 167. Yêu cầu:
Trao đổi nhóm để hoàn thành bảng kiến thức. Đại diện các nhóm lên điền từ phù hợp vào bảng. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
Đặc điểm của bộ móng guốc
Bộ guốc chẵn: số ngón chân chẵn, có sừng, đa số nhai lại. Bộ guốc lẻ: số ngón chân lẻ, không có sừng (trừ tê giác), không nhai lại. |