Giáo án Sinh học 7 bài Đa dạng của lớp thú, bộ dơi và bộ cá voi

Admin
Admin 26 Tháng mười một, 2015

GIÁO ÁN SINH HỌC 7

Giáo án Sinh học 7 bài Đa dạng của lớp thú, bộ dơi và bộ cá voi được biên soạn kỹ lưỡng nhằm giúp các em học sinh hiểu đặc điểm cấu tạo của dơi và cá voi phù hợp với điều kiện sống, thấy được 1 số tập tính của dơi và cá voi.

Giáo án Sinh học 7 bài Đa dạng của lớp thú, bộ thú huyệt, bộ thú túi

Giáo án Sinh học 7 bài Cấu tạo trong của thỏ

BÀI 49: SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ, BỘ DƠI – BỘ CÁ VOI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • HS nêu được đặc điểm cấu tạo của dơi và cá voi phù hợp với điều kiện sống.
  • Thấy được 1 số tập tính của dơi và cá voi.

2. Kĩ năng

  • Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
  • Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

Tranh cá voi, dơi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ

Nêu đặc điểm của thú mỏ vịt, kanguru thích nghi với đời sống ?

3. Bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu một vài tập tính của dơi và cá voi

Mục tiêu: HS nắm được tập tính ăn của dơi và cá voi liên quan đến cấu tạo miệng.

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm

GV yêu cầu học sinh quan sát H49.1 SGK và nghiên cứu thông tin.

Trao đổi hoàn thành thông tin phần dơi ở bảng T.161.

Dơi có đặc điểm cấu tạo và tập tính như thế nào để thích nghi với đời sống bay.

Tại sao khi dơi đậu thường treo mình trên các cành cây?

Dơi thường kiếm ăn vào thời gian nào?

Bộ dơi được chia làm mấy nhóm? (2 nhóm: dơi ăn sâu bọ và dơi ăn quả)

Dơi có lợi hay có hại?

H/s trình bày, các học sinh khác theo dõi bổ sung.

GV nhận xét và bổ sung thêm về ra đa của dơi.

GV yêu cầu học sinh quan sát H49.2SGK và nghiên cứu thông tin. Trao đổi hoàn thành thông tin phần "Cá voi"

Cá voi có đặc điểm cấu tạo và tập tính như thế nào để thích nghi với đời sống bơi trong nước?

GV nhận xét và yêu cầu học sinh rút ra đặc điểm cấu tạo và tập tính của cá voi

GV bổ sung thêm một số thông tin về cá voi Lưng gù, cá voi xanh, ca Heo ở đảo Tuần Châu, viện Hải dương học Nha Trang.

I . Bộ Dơi
  • Chi trước biến đổi thành cánh da
  • Cánh da là một màng da rộng
  • Chi sau nhỏ yếu, đuôi ngắn.
  • Răng nhọn, sắc → phá vỡ vỏ cứng của sâu bọ.

II. Bộ Cá voi

  • Cơ thể hình thoi, cổ ngắn
  • Lớp mỡ dưới da rất dày
  • Chi trước biến đổi thành vây, chi sau tiêu giảm.
  • Vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
  • Cá voi không có răng lọc mồi bằng các khe của tấm sừng miệng

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm