Giáo án Sinh học 7 bài Cấu tạo trong của thỏ

Admin
Admin 26 Tháng mười một, 2015

GIÁO ÁN SINH HỌC 7

Giáo án Sinh học 7 bài Cấu tạo trong của thỏ giúp học sinh biết được đặc điểm cấu tạo chủ yếu của bộ xương và hệ cơ liên quan tới sự di chuyển của thỏ, nêu được vị trí thành phần và chức năng của các cơ quan sinh dưỡng, chứng minh bộ não thỏ tiến hoá hơn não của các lớp động vật khác.

Giáo án Sinh học 7 bài Thỏ

BÀI 47: CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ (T1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS nắm được đặc điểm cấu tạo chủ yếu của bộ xương và hệ cơ liên quan tới sự di chuyển của thỏ.

2. Kĩ năng

  • Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức.
  • Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

Tranh, mô hình bộ xương thỏ và thằn lằn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống?

3. Bài mới

Hoạt động 1: Bộ xương và hệ cơ

Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo bộ xương và hệ cơ của thỏ đặc trưng cho lớp thú và phù hợp với việc vận động.

a. Bộ xương

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
GV yêu cầu HS quan sát tranh bộ xương thỏ và bò sát, tìm đặc điểm khác nhau về:
  • Các phần của bộ xương
  • Xương lồng ngực
  • Vị trí của chi so với cơ thể

Cá nhân quan sát tranh, thu nhận kiến thức.

Trao đổi nhóm, tìm đặc điểm khác nhau.

GV gọi đại diện nhóm trình bày đáp án, bổ sung ý kiến. Yêu cầu nêu được:

  • Các bộ phận tương đồng.
  • Đặc điểm khác: 7 đốt sống cổ, có xương mỏ ác, chi nằm dưới cơ thể.

Tại sao có sự khác nhau đó? (Sự khác nhau liên quan đến đời sống)

Yêu cầu HS tự rút ra kết luận.

Bộ xương gồm nhiều xương khớp với nhau để nâng đỡ, bảo vệ và giúp cơ thể vận động.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm