Giáo án Sinh học 10 bài 10: Tế bào nhân thực

Admin
Admin 12 Tháng chín, 2017

GIÁO ÁN SINH HỌC 10

Giáo án Sinh học 10 bài 10: Tế bào nhân thực là tài liệu hữu ích dành cho các thầy cô trong quá trình xây dựng bài giảng bộ môn. Giáo án môn Sinh học lớp 10 này với nội dung được biên soạn chi tiết giúp học sinh rèn luyện kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp các kiến thức sắp tới đây.

Giáo án Sinh học 10 bài 8: Tế bào nhân thực

Giáo án Sinh học 10 bài 9: Tế bào nhân thực

I. Mục tiêu:

  1. Kiến thức: HS nắm được cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào, màng sinh chất và thành tế bào.
  2. Kĩ năng: HS phân biệt được các đặc điểm khác biệt của các bào quan về cấu tạo và chức năng.
  3. Giáo dục: cho HS ý nghĩa của các bào quan trong tế bào.
  4. Phương tiện dạy học: Các hình vẽ sgk

II. Phương pháp dạy học:

Vấn đáp + Trực quan

III. Trọng tâm bài giảng:

Cấu tạo và chức năng của khung xương tế bào, màng sinh chất và thành tế bào.

1. Tiến trình lên lớp:

2. Ổn định lớp:

3. Kiểm tra bài cũ:

* Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp và ti thể?

* Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm và các bào quan khác?

Giảng bài mới:

Hoạt động thầy trò

Nội dung

Hoạt động 1

GV: Khung xương tế bào là cấu trúc chỉ có ở tế bào nhân thực.

* Hãy quan sát hình vẽ và cho biết khung xương tế bào có cấu trúc như thê nào?

HS: gồm hệ thống vi ống, vi sợi…

* Dựa vào cấu trúc thì khung xương tế bào có chức năng gì?

Nếu tế bào không có khung xương thì sẽ như thế nào?

Hoạt động 2

* Quan sát hình vẽ sgk và cho biết màng sinh chất cấu tạo gồm những thành phần nào?

HS: thảo luận nhóm

Hs: Prôtein có thể dịch chuyển trong phạm vi 2 lớp lipit. Prôtein xuyên màng tạo kênh dẫn một số chất vào, ra khỏi tế bào.

* Dựa vào cấu trúc hãy cho biết màng sinh chất có chức năng gì?

HS:

* Tại sao khi ghép mô cơ thể có thể nhận biết tế bào lạ và đào thải?

Hoạt động 3

* Hãy phân biệt thành tế bào thực vật và tế bào động vật?

HS

* Chất nền nằm ở vị trí nào? Chất nền có cấu trúc và chứ năng gì?

HS

Bài 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt)

VIII. Khung xương tế bào:

1. Cấu trúc: gồm prôtein, hệ thống vi ống, vi sợi và sợi trung gian.

- Vi ống là những ống hình trụ dài.

- Vi sợi là sợi dì mảnh.

2. Chức năng:

- Là giá đỡ cơ học cho tế bào.

- Tạo hình dạng của tế bào.

- Neo giữ các bào quan và giúp tế bào di chuyển.

IX. Màng sinh chất (Màng tế bào)

1. Cấu trúc:

- Màng sinh chất có cấu trúc khảm động, dày khoảng 9nm gồm phôtpholipit và prôtein

- Phôtpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước và nhau, 2 đầu ưa nước quay ra ngoài. Phân tử phôpholipit của 2 lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu nên dễ dàng di chuyển.

- Prôtein gồm prôtein xuyên màng và prôtein bán thấm.

- Các phân tử colesterôn xen kẽ trong lớp phôtpholipit.

- Các lipôprôtein và glicôprôtein làm nhiệm vụ như giác quan, kênh, dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.

2. Chức năng:

- TĐC với môi trường có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm.

- Thu nhận thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.

- Nhờ glicôprôtein để tế bào nhận biết tế bào lạ.

X. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất:

1. Thành tế bào:

Quy định hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bào.

- TBTV: Xenlulôzơ.

- TB nấm: Kitin.

- TB vi khuẩn: peptiđoglican.

2. Chất nền ngoại bào:

- Cấu trúc: gồm glicôprôtein, chất vô cơ và chất hữu cơ.

- Chức năng: Ghép các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.

Củng cố:

* Màng sinh chất được cấu tạo bởi:

  • Các phân tử prôtein. Các phân tử prôtein và lipit.
  • Các phân tử prôtein, lipit và gluxit Các phân tử lipit và axit nuclêic.
  • Hướng dẫn về nhà:

- Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.

- Đọc trước nội dung bài mới sgk.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!